Các sản phẩm nông nghiệp châu Á dự kiến sẽ tăng trong thập kỷ tới. Ảnh: AFP
Cũng theo OECD và FAO, khu vực Trung Đông bất ổn sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, vì xung đột, biến đổi khí hậu,... tiếp tục khiến cho khu vực này phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.
"Trong thập kỷ tới, việc mở rộng sản xuất nông nghiệp sẽ tập trung một cách không cân xứng ở các nước đang phát triển. Nhìn chung, sản lượng sẽ tăng trưởng ít hơn ở các nền kinh tế phát triển, nhất là ở Tây Âu, nơi sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá chỉ được dự báo tăng khoảng 3% trong giai đoạn triển vọng", OECD và FAO nêu rõ trong báo cáo. Trong khi đó, ở vùng cận Sahara châu Phi, sản lượng cây trồng dự kiến sẽ tăng thêm 30%, sản lượng thịt và sữa sẽ tăng trưởng 25%.
Tuy nhiên, an ninh lương thực của khu vực được thiết lập để vẫn còn phụ thuộc vào thị trường toàn cầu, bởi vì "năng lực sản xuất trong nước sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của khu vực".
Cũng theo dự báo, khu vực Nam và Đông Á - bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ - là những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về một loạt các sản phẩm nông nghiệp. Mức tăng trưởng về sản lượng, theo đó, sẽ vẫn ở mức cao trong khu vực, báo cáo cho biết thêm.
"Thập kỷ tới có thể sẽ tạo thêm những thách thức mới, đặc biệt là nhu cầu cân bằng giữa sản lượng cao với các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt cho sản xuất bền vững. Tuy nhiên, khu vực này dự kiến sẽ mở rộng sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá lên 17% trong giai đoạn triển vọng", OECD và FAO nhận định.
Mối đe doạ từ tình trạng xung đột và thiếu nước
Các nước Trung Đông, vốn bị sa lầy trong các cuộc xung đột và bất ổn chính trị, có "sự phụ thuộc ngày càng tăng" đối với các sản phẩm thực phẩm quan trọng được nhập khẩu, khiến khu vực này rơi vào tình trạng bất an ninh lương thực ngày càng nghiêm trọng. Đất canh tác và nguồn nước ngày càng khan hiếm trong khu vực, được cho là do sự biến đổi khí hậu và do các chính sách nông nghiệp nghèo nàn của các chính phủ nơi đây.
Từ đó, báo cáo của OECD và FAO cho rằng, “cùng với xung đột, đây là mối đe dọa nhân tạo sâu sắc nhất đối với tương lai của khu vực Trung Đông và Bắc Phi”.
Tuy nhiên, chính quyền các nước ở khu vực này dường như không thích ứng với mối đe dọa, khi họ vẫn tiếp tục khuyến khích sản xuất và tiêu thụ các loại ngũ cốc cần nhiều nước.
Bảo Nghi (Lược dịch từ France24)