ClockThứ Tư, 21/03/2018 15:19

Những thành phố phát triển nhanh nhất thế giới

TTH.VN - Do sự gia tăng sản lượng lương thực và nhu cầu lao động nông nghiệp giảm, các cuộc di cư tập trung đến các thành phố đã bắt đầu diễn ra chỉ vài năm sau Cuộc cách mạng Công nghiệp.

Ấn Độ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giớiHàn Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ kết nối Internet

Hiện tượng này bắt nguồn từ các nền kinh tế phát triển khi có sự dịch chuyển lao động ào ạt từ các ngành nông nghiệp sang các nhà máy sản xuất công nghiệp với quy mô lớn chưa từng thấy. Vào những năm 1950, các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu theo đuổi mô hình này.

Kết quả tổng hợp mang lại nhiều kinh ngạc, và ngày nay đơn cử Trung Quốc có ít nhất 35 thành phố lớn mà mỗi đô thị này có giá trị kinh tế tương đương với một quốc gia nào đó.

Vậy những thành phố nào “thánh địa” của di cư đô thị ngày nay? Datawrapper thiết lập bản đồ tương tác với dữ liệu từ Liên Hiệp quốc.

Bản đồ chứa thông tin về 500 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Nguồn: Datawrapper

Bản đồ chứa thông tin của 500 thành phố có trên 1 triệu dân và đổ màu đậm dần theo mức độ phát triển hằng năm tính từ năm 2000 đến 2016. Màu cam dành cho các thành phố có mức tăng trưởng âm trong khung thời gian trên. Bản đồ có thể được truy cập tại: https://www.datawrapper.de/_/4fjdQ

Sau đây là một số khu vực đáng chú ý:

Bắc Mỹ

Các thành phố lớn nhất (NYC, LA, Chicago, Toronto) không thay đổi quá nhanh, trong khi một số thành phố ở Vành đai Gỉ sắt/Công nghiệp - Rust Belt (Detroit, Cleveland, Pittsburgh) có tỷ lệ tăng trưởng âm. Austin, TX và Charlotte, NC dường như là những thành phố phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ về mặt tổng thể.

Nam Mỹ

Bogotá của Colombia trở nên nổi bật vì thành phố Nam Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt nhất. Nó đã hút được 3,6 triệu người di cư tới đây trong giai đoạn 2000-2016, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 2,8% hàng năm.

Trung Quốc và Ấn Đ

Hai quốc gia đông dân này là nơi có nhiều vòng tròn xanh đậm trên bản đồ.

Phần bản đồ phóng to của Trung Quốc và Ấn Độ. Nguồn: Datawrapper:

Nhìn vào bờ biển Trung Quốc, ta có thể thấy có rất nhiều thành phố đang phát triển nhanh. Đáng kinh ngạc, trong 16 năm từ 2000-2016, một số thành phố đã tăng gấp đôi về dân số. Thậm chí một số thành phố khác như Hạ Môn đã tăng gấp ba lần. Riêng Thượng Hải đã có thêm 10,5 triệu dân trong khoảng thời gian này.

Ở Ấn Độ, các thành phố phát triển nhanh nhất tập trung ở phía nam, nơi có ít nhất 10 thành phố lớn có kích thước gấp đôi. Delhi, phía bắc Ấn Độ, đã tăng thêm gần 11 triệu cư dân trong giai đoạn này.

Châu phi

Tại châu Phi, chúng ta sẽ thấy tên của nhiều thành phố được dự báo là thành phố lớn nhất thế giới vào năm 2100.

Lagos ở Nigeria đã tăng gấp đôi lên gần 14 triệu người trong giai đoạn 2000-2016, và vào năm 2100 dự kiến ​​sẽ bùng nổ thành 88.3 triệu người và trở thành thành phố đông dân nhất thế giới. Dar es Salaam (Tanzania) và Kinshasa (DRC) là hai địa điểm khác sẽ tăng dân số nhanh chóng vào năm 2100, tham gia vào danh sách ba thành phố lớn nhất thế giới.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Business Insider)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top