ClockThứ Sáu, 24/05/2019 14:46

FED: Căng thẳng thương mại có thể đe dọa tăng trưởng

TTH.VN - Hãng tin Reuters ngày 24/5 dẫn lời 4 nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định, sự gia tăng gần đây của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang tạo ra sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp và có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế.

Căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang tác động đến tăng trưởng của ASEAN-5Căng thẳng thương mại cản trở phát triển bền vữngIMF lo ngại về tác động của căng thẳng thương mại đối với tăng trưởng đầu tư toàn cầu

Các nhà hoạch định chính sách FED tại hội nghị được tổ chức ở thành phố Dallas, tiểu bang Texas, Mỹ. Ảnh: Reuters

Các nhận xét được đưa ra cho thấy, kết quả của cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là một yếu tố quan trọng khi các nhà hoạch định chính sách của FED cân nhắc thời gian duy trì sự “kiên nhẫn” đối với lãi suất.

“Tôi cảm thấy số liệu là tốt, nhưng tình hình đang bấp bênh, vì vậy nếu sự không chắc chắn được giảm bớt, thì tôi hy vọng động lực của nền kinh tế sẽ có khả năng tăng trưởng", Chủ tịch FED chi nhánh San Francisco, bà Mary Daly cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo bà Mary Daly: “Nếu sự không chắc chắn vẫn còn tồn tại, thì tôi nghĩ rằng đó là một bất lợi cho nền kinh tế, bởi vì sự không chắc chắn sẽ có những tác động thực sự”.

Chủ tịch FED chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin và Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic cũng cho rằng, những bất ổn xung quanh thương mại có thể làm tổn hại đến tăng trưởng, trong khi việc giải quyết những bất ổn này có thể thúc đẩy tăng trưởng.

Trong một động thái liên quan, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas, ông Robert Kaplan nói với các phóng viên: “Tôi đã theo dõi rất cẩn trọng những căng thẳng thương mại này diễn ra như thế nào, bởi vì tôi có một mối quan tâm về việc, liệu điều đó có thể gây ra một số sự giảm tốc trong tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận”. 

Được biết, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những nhận xét nói trên tại một hội nghị FED Dallas về công nghệ, nơi các học giả, nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách nhóm họp để thảo luận về tác động của những tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo đối với lạm phát, các thị trường lao động và nền kinh tế.

Trong đó, nghiên cứu được trình bày cho thấy, việc áp dụng những công nghệ mới có thể đang đẩy lùi lạm phát và thay đổi tính chất của công việc theo cách có thể làm gia tăng những bất bình đẳng thu nhập hiện đang rộng lớn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top