ClockChủ Nhật, 28/04/2019 15:08

IMF lo ngại về tác động của căng thẳng thương mại đối với tăng trưởng đầu tư toàn cầu

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 28/4 dẫn nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm chạp có thể làm chậm lại sự sụt giảm của giá cả tương đối của máy móc và thiết bị. Điều này có thể kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới.

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019IMF: Thế giới tăng trưởng chậm, phục hồi “không ổn định” vào cuối năm 2019

IMF cho rằng, căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm có thể kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters

Đối với những thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển trung bình, khoảng 1/3 sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư thực sự vào máy móc và thiết bị trong 3 thập kỷ qua được cho là nhờ vào sự hạ giá của hàng hóa đầu tư liên quan tới tiêu dùng. Các chính sách kinh tế vĩ mô mạnh mẽ hơn và những yếu tố khác đóng góp cho phần còn lại.

Giá cả của máy móc và thiết bị đang giảm trong nhiều thập kỷ, phần lớn là do thương mại mở rộng và các cải tiến công nghệ sâu rộng đã dẫn đến việc sản xuất các loại hàng hóa đầu tư hiệu quả hơn.

Điều này giúp các quốc gia trên thế giới tăng cường đầu tư thực sự và cải thiện mức sống, các nhà kinh tế tại Phòng nghiên cứu của IMF gồm Weicheng Lian, Natalija Novta và Petia Topalova cho biết.

"Tuy nhiên, động lực quan trọng này của đầu tư có thể đang bị đe dọa. Những căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm có thể làm chậm lại sự sụt giảm giá tương đối của máy móc và thiết bị, do đó sẽ kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới", các nhà kinh tế khẳng định trong một phân tích chung.

Kể từ năm 1990, giá cả của máy móc và thiết bị đã giảm khoảng 60% tại các nền kinh tế tiên tiến và khoảng 40% tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Hỗ trợ sự đổi mới trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa đầu tư ở cả thị trường tiên tiến và mới nổi, cũng như ở các nền kinh tế đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ, tiếp tục đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng công cộng cũng có thể giúp ích.

"Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng phải lưu tâm đến những khó khăn mà một số công nhân và ngành công nghiệp có thể gặp phải trong bối cảnh giá tương đối của máy móc và thiết bị giảm", các nhà kinh tế của IMF nói thêm.

Các chính sách nên được thiết kế để hỗ trợ người lao động đối phó với khả năng có sự gián đoạn trong công việc, bao gồm mạng lưới an toàn xã hội đủ rộng, cũng như các chương trình hỗ trợ đào tạo lại, xây dựng kỹ năng và tính linh động về địa lý và nghề nghiệp. Đáng chú ý nhất là sự sụt giảm giá tương đối của thiết bị máy tính, đã giảm khoảng 90% kể từ năm 1990.

Các nhà kinh tế của IMF nhấn mạnh, đó là những sự sụt giảm đáng kể khi so sánh với giá cả tương đối của các loại tài sản vốn khác như nhà ở và cấu trúc thương mại.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top