ClockThứ Hai, 04/09/2017 06:51

FEMA: Các tiểu bang Mỹ cần cải thiện nỗ lực cứu trợ thiên tai

TTH.VN - Chính quyền các tiểu bang và địa phương cần tự chủ hơn trong việc xử lý các thảm hoạ nghiêm trọng như siêu bão Harvey, người đứng đầu Cơ quan Đối phó tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA), ông Brook Long ngày 3/9 khẳng định.

FEMA: Cần nhiều năm để khôi phục Texas sau siêu bão HarveyMỹ: Thành phố Houston (Texas) sẽ còn ngập trong nhiều tuần tớiTexas: Thành phố mất nước, 38 người chết, 19 người mất tíchNước Mỹ đối mặt với hậu quả biến đổi khí hậuMỹ sẵn sàng triển khai thêm 30.000 binh sĩ đối phó với bão HarveyTexas triển khai 12.000 lính phòng vệ quốc gia ứng phó với lũ lụt

Nhân viên của Cơ quan Đối phó tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ (FEMA) tại trụ sở của FEMA ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Phát biểu trên hãng tin CBS News của Mỹ, ông Long cho hay, sự hỗ trợ của liên bang được coi là một "tia hy vọng, một cầu nối để bắt đầu việc phục hồi", và Chính phủ các tiểu bang và địa phương cần tự mình làm nhiều hơn. Họ không nên chờ đợi Chính phủ liên bang sẽ làm cho người dân của họ toàn bộ sau những thảm họa lớn.

"Chúng tôi cần các quan chức được bầu ở tất cả các cấp ngồi xuống và đảm bảo rằng, họ có mọi thứ họ cần để tăng mức độ không phụ thuộc", ông Long nói thêm.

Người đứng đầu FEMA gọi sự tàn phá của siêu bão Harvey là "lời báo động cho các quan chức địa phương và tiểu bang"; qua đó, họ cần huy động đầy đủ các văn phòng quản lý khẩn cấp của chính họ và phải dành quỹ cho những trường hợp khẩn cấp.

"Họ không thể chỉ phụ thuộc vào sự quản lý khẩn cấp liên bang", ông Long nhấn mạnh sau lời kêu gọi của các quan chức ở thành phố Houston đến FEMA để nhanh chóng tăng số nhân viên trong thành phố và cung cấp quỹ cứu trợ.

Ông Long từ chối cung cấp số tiền mà Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội cung cấp để bổ sung hỗ trợ khẩn cấp. Thống đốc bang Texas, ông Greg Abbott cho biết, thiệt hại do cơn bão Harvey đã tăng lên 150-180 tỷ USD.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top