ClockThứ Năm, 11/04/2019 13:51

ASEAN - Hàn Quốc: Mối quan hệ đang trên đà phát triển mạnh mẽ

TTH.VN - Dưới sự lãnh đạo của mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết tạo ra mô hình mới cho quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, với ASEAN đóng vai trò như một đối tác khu vực quan trọng cho tiến trình hướng đến hòa bình và thịnh vượng.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN diễn ra vào tháng 11/2019Liên Hiệp quốc và ASEAN ủng hộ tiến trình phi hạt nhân hóa Triều TiênHàn Quốc - ASEAN: Đôi bạn thân thiết, thấu hiểu từ trái timTổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt đầu chuyến công du đến 3 nước ASEANTổng thống Hàn Quốc dự kiến thăm 3 nước ASEAN, thúc đẩy quan hệ khu vực

ASEAN - Hàn Quốc: Mối quan hệ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Itpc-busan

Theo thông tin đăng tải trên tờ Bangkok Post, Hàn Quốc đang dần bắt kịp với Trung Quốc và Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ toàn diện với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, tuyên bố vừa được đưa ra vào tuần trước về Hội nghị thượng định ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 3 và Hội nghị thượng định Mekong – Hàn Quốc dự kiến sẽ được tổ chức tại Busan từ ngày 15 – 27/11 là một minh chứng cho tốc độ trong cách tiếp cận của Hàn Quốc đối với ASEAN.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Moon Jae-in, các quan chức Hàn Quốc miêu tả mối quan hệ song phương giữa nước này và khu vực ASEAN đang tăng trưởng với tốc độ cao, đầy mạnh mẽ.

Được biết, phải mất hàng tháng để ASEAN đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bên ngoài khu vực. Trước đó, phiên hội nghị thứ 2 đã được tổ chức vào năm 2014 tại Busan. Với sự hỗ trợ của Campuchia, kế hoạch tổ chức phiên hội nghị thứ 3 này thành công ngoài mong đợi, chính thức đánh dấu cho mối quan hệ kéo dài 30 năm của 2 bên.

Bất chấp một số khó khăn, đình trệ đã xảy ra, song kể từ khi tiến trình phát triển kinh tế và vươn ra thế giới của Hàn Quốc ngày càng tích cực, ASEAN nhanh chóng coi nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới là đối tác quan trọng của khu vực. Vào năm 2010, Hàn Quốc được xem là đối tác chiến lược của ASEAN. Lợi thế này cho phép mối quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc được mở rộng và ngày càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Tính đến thời điểm hiện tại, mối quan hệ này có thể được so sánh ngang bằng với những gì ASEAN đạt được với 4 nước lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU.

Theo Cựu đặc phái viên Hàn Quốc tại ASEAN Suh Jeong-in, quan hệ ASEAN  - Hàn Quốc bao gồm nhiều nhiều khía cạnh như hợp tác kinh tế, an ninh và văn hóa. Trong vòng 2 thập kỷ qua, hai bên đã tập trung vào lĩnh vực kinh tế và thương mại, trong khi các vấn đề liên quan đến an ninh vẫn đang nằm trong vòng ngoại biên. Sự hợp tác kinh tế chặt chẽ, đồng thời tăng cường đầu tư đã và đang tạo ra rất nhiều việc làm, cũng như thúc đẩy xuất khẩu tại các quốc gia thành viên tăng trưởng vững mạnh. Một trong những ví dụ điển hình có thể nhắc đến là các sản phẩm của Samsung sản xuất ở nhà máy đặt tại Thái Nguyên (phía Bắc Việt Nam) chiếm đến gần 25% xuất khẩu của nước này. Đến nay, có khoảng 8.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại các quốc gia ASEAN.

Qua nhiều minh chứng, Cựu đặc phái viên Suh Jong-in khẳng định mối quan hệ song phương ASEAN – Hàn Quốc đang ngày càng mạnh mẽ. Nhờ đó, Hàn Quốc có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN theo những cách thức có ý nghĩa và sáng tạo hơn. Ngoài ra, làn sóng thần thượng Hallyu cũng góp phần mang lại lợi ích to lớn cho Hàn Quốc trong việc mở rộng danh tiếng của đất nước trong khu vực. Chỉ tính riêng năm 2017, hơn 10 triệu du khách ASEAN đã chọn Hàn Quốc làm điểm đến du lịch. Đây được xem là điểm đến yêu thích nhất của người dân sau Trung Quốc. Đáp lại, để tăng cường nhận thức và hiểu biết về ASEAN, chính phủ ASEAN đã xây dựng nhà văn hóa ASEAN tại Busan vào năm 2017.

Dưới sự lãnh đạo của mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết tạo ra mô hình mới cho quan hệ ASEAN – Hàn Quốc, với ASEAN đóng vai trò như một đối tác khu vực quan trọng cho tiến trình hướng đến hòa bình và thịnh vượng. Thông qua chính sách Miền Nam Mới, Hàn Quốc đã và đang xây dựng mối quan hệ lâu dài để củng cố quan hệ với cộng đồng ASEAN bao gồm 645 triệu người, cùng lúc nhằm mục tiêu nhằm đảm bảo tính nhất quán, toàn diện trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top