ClockThứ Năm, 17/08/2017 17:42

Hãng hàng không AirAsia đào tạo đội ngũ chống nạn buôn người

TTH.VN - AirAsia - hãng hàng không giá rẻ lớn nhất ở châu Á đang đào tạo hàng nghìn nhân viên nhằm chống lại nạn buôn người, trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên của châu lục có biện pháp để trấn áp loại tội phạm toàn cầu.

AirAsia đang đào tạo đội ngũ để phát hiện ra những kẻ buôn người. Ảnh: Getty

Nhiều công ty đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc giải quyết nạn buôn người, khi hiện tại có đến 46 triệu người sống trong chế độ nô lệ và ngành kinh doanh phi pháp này mang lại lợi nhuận cho bọn buôn người ước tính khoảng 150 tỷ USD.

Hàng không là một khâu quan trọng trong vấn nạn nói trên, vì các băng nhóm tội phạm mỗi năm vận chuyển hàng nghìn trẻ em và những người dễ bị tổn thương bằng đường hàng không để đưa vào các hoạt động mại dâm, người giúp việc gia đình hoặc lao động cưỡng bức.

Trước tình hình đó, Liên Hiệp quốc đã lên tiếng thúc giục các hãng hàng không bước vào cuộc chiến chống nạn buôn người và tìm ra dấu hiệu của những kẻ tham gia.

Hãng hành không AirAsia có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia hằng năm vận chuyển hàng triệu hành khách đến hơn 110 điểm đến trên thế giới, cho biết họ đang lên kế hoạch đào tạo từ 5.000-10.000 nhân viên tuyến đầu, bao gồm cả phi hành đoàn. Yap Mun Ching, giám đốc điều hành của AirAsia Foundation, một tổ chức thiện nguyện của hãng cho biết: “Chúng tôi muốn nhân viên của mình biết cách phải làm gì nếu có ai đó đến gần và nói rằng 'tôi cần được giúp đỡ'”.

AirAsia hợp tác với tổ chức Đại sứ Hàng không Quốc tế Hoa Kỳ (American Airline Ambassadors International), một nhóm chuyên huấn luyện cho các nhân viên hàng không về nạn buôn người ​​bắt đầu từ tuần này tại bốn trung tâm chính của hãng - ở Kuala Lumpur, Bangkok, Jakarta và Manila. Tất cả 2 nơi này đều là những điểm nóng về nạn buôn người.

Nhóm này cho biết, nạn nhân của nạn buôn người thường có những dấu hiệu: là những phụ nữ trẻ hoặc trẻ em bị người khác kiểm soát, có dấu hiệu của sự ngược đãi hoặc những người có vẻ sợ hãi, xấu hổ hoặc lo lắng.

Cho đến nay, hơn 70.000 nhân viên hàng không của Mỹ đã được đào tạo theo một chương trình bắt đầu vào năm 2013.

Châu Á là nơi có số người phạm tội buôn bán người tồi tệ nhất. Các quốc gia như Thái Lan, Myanmar và Lào được Hoa Kỳ đưa vào danh sách theo dõi về nạn buôn người vì không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cần để chấm dứt loại tội phạm này.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEAN

Bài viết trên Panaynews ngày 4/10 cho biết, vào năm 2017, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di cư trên toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục 44.400 người/ngày. Hơn 68% số người tị nạn trên toàn thế giới tập trung tại 5 quốc gia: Syria (6,3 triệu); Afghanistan (2,6 triệu); Nam Sudan (2,4 triệu); Myanmar (1,2 triệu) và Somalia (986.400 người). Điều này khiến cho tình trạng không quốc tịch trở thành một xu hướng toàn cầu.

Nạn buôn người và không quốc tịch ở các nước ASEAN

TIN MỚI

Return to top