ClockChủ Nhật, 09/09/2018 18:39

Hành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu Á

TTH - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Tahsin Saadi Sedik cho biết, châu Á đang từng bước nắm lấy cơ hội phát triển trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu ParisChâu Á: Nhu cầu thịt, hải sản tăng gây căng thẳng cho môi trường

Cách mạng kỹ thuật số có thể là động lực phát triển cho châu Á và thế giới. Ảnh: Asia News

Hiện có rất nhiều công ty châu Á đã và đang khai thác những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mật mã, dữ liệu lớn (big data) - những yếu tố được kỳ vọng sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu và thay đổi cách sống của mọi cá nhân trên toàn thế giới. Cũng theo chuyên gia Tahsin Saadi Sedik, ở châu Á nói riêng và thế giới nói chung, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang len lỏi vào tất cả các hoạt động của mọi lĩnh vực như: bán lẻ, ngân hàng, sản xuất và vận chuyển.

Song hành cùng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, khu vực Đông Nam Á sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhưng cùng lúc công nghệ mới cũng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện năng suất lao động. Về lâu dài, điều này sẽ hỗ trợ Đông Nam Á bước ra khỏi vị thế là khu vực có mức thu nhập trung bình. Đối với các nền kinh tế mới nổi như Campuchia, Lào và Myanmar, công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ là những công cụ hỗ trợ tốt nhất để các nước này thoát khỏi đói nghèo.

Hiện nay, các nền kinh tế châu Á đang là những nhân tố đi đầu trong hầu hết mọi khía cạnh của tiến trình số hóa. Cụ thể, châu Á khá nổi trội về thương mại điện tử và công nghệ tài chính (Fintech). Đơn cử, từ thập kỷ trước, Trung Quốc đã chiếm hơn 1% giá trị giao dịch bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu và ngày nay, tỷ lệ đó đã tăng lên mức hơn 40%. Về khía cạnh Fintech, các nền kinh tế châu Á cũng đạt nhiều thành quả đáng kể như vào năm 2016, chi phí thanh toán hàng hóa và dịch vụ của người dân Trung Quốc qua điện thoại cũng đạt tổng cộng 790 tỷ USD, cao gấp 11 lần so với Mỹ.

Theo các chuyên gia, tiến bộ trong công nghệ có thể mang lại lợi ích to lớn cho khu vực này bằng cách thúc đẩy năng suất, đẩy mạnh đà tăng trưởng và tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm. Đến nay, số hóa đã và đang kích thích GDP của nhiều nước trong khu vực châu Á tăng lên chóng mặt. Điều này được thể hiện rõ nhất khi danh sách 10 quốc gia có có tỷ lệ ICT/GDP (mức độ đóng góp của công nghệ thông tin và truyền thông trong GDP) cao nhất thế giới đã gọi tên một số nước châu Á như: Malaysia, Thái Lan, Singapore... Thêm vào đó, thương mại điện tử tiềm năng không chỉ kích thích đà tăng trưởng, mà còn hỗ trợ các nước phát triển bền vững hơn.

Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử phát triển mạnh sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận tốt hơn với hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ mới với mức giá thấp hơn, hiệu quả cuối cùng là thúc đẩy tiêu dùng. Đối với các công ty, thương mại điện tử cung cấp cơ hội kinh doanh mới và tiếp cận với các thị trường lớn, từ đó kích thích đầu tư ngày càng lớn mạnh. Quan trọng, công nghệ tài chính cũng có thể hỗ trợ tiềm năng tăng trưởng và giảm nghèo cho một số quốc gia bằng cách tăng cường phát triển tài chính hiệu quả....

Nhìn về một kế hoạch dài hơi trong tương lai, hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là chìa khóa để áp dụng công nghệ kỹ thuật số thích hợp và hiệu quả. Với các chính sách phù hợp, cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể là động lực phát triển và tiến đến thịnh vượng cho châu Á và thế giới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ IMF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước

TIN MỚI

Gia hạn Chữ ký số công cộng giá rẻ
Return to top