ClockThứ Ba, 04/09/2018 14:39

Châu Á: Nhu cầu thịt, hải sản tăng gây căng thẳng cho môi trường

TTH.VN - Các nhà nghiên cứu ngày hôm nay (4/9) cho biết, nhu cầu thịt và hải sản ngày càng tăng của khu vực châu Á trong 3 thập kỷ tới sẽ dẫn đến sự gia tăng khổng lồ trong phát thải khí nhà kính và thuốc kháng sinh được sử dụng trong thực phẩm.

Các nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựaTuần lễ thế giới không ăn thịt khuyến khích cải thiện sức khỏe hành tinhĐông Nam Á: Gia tăng nhu cầu về các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng caoBáo cáo về tình trạng đất đai toàn cầu lần đầu tiên được công bố

Dân số, thu nhập và đô thị hóa gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về thịt và hải sản lên 78% từ năm 2017-2050. Ảnh: Reuters

Dân số, thu nhập và đô thị hóa gia tăng kéo theo sự gia tăng 78% đối với nhu cầu thịt và hải sản trong giai đoạn 2017-2050, theo một báo cáo của Asia Research and Engagement Pte Ltd, một công ty tư vấn có trụ sở tại Singapore.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh điều này, bởi dân số lớn và gia tăng nhanh sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng đối với môi trường. Bằng cách nhận ra điều này và nơi nó bắt nguồn, chúng ta có thể thực hiện các giải pháp", đồng tác giả của báo cáo, bà Serena Tan cho biết.

Khi các chuỗi cung ứng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu, phát thải khí nhà kính sẽ tăng từ mức 2,9 tỷ tấn CO2 mỗi năm lên mức 5,4 tỷ tấn, tương đương với lượng phát thải của 95 triệu chiếc xe ô tô, theo các nhà nghiên cứu.

Đáng chú ý, một diện tích đất bằng diện tích của đất nước Ấn Độ sẽ cần thiết cho việc sản xuất lương thực bổ sung, trong khi nước cần để sử dụng sẽ tăng từ mức 577 tỷ m3/năm lên mức 1.054 tỷ m3/năm.

Ngoài ra, việc sử dụng các chất kháng khuẩn, để giết chết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, bao gồm thuốc kháng sinh sẽ tăng 44% lên mức 39.000 tấn mỗi năm, theo báo cáo nói trên.

Trong năm nay, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) cho hay, việc lạm dụng và dùng sai thuốc kháng sinh trong thực phẩm đang xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á; đồng thời cảnh báo về những rủi ro nghiêm trọng đối với con người và động vật khi vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc hơn.

Ngoài ra, các khu vực đô thị phát triển cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu về thịt và hải sản, bởi người dân ở những khu vực này thường có khả năng tiếp cận tốt hơn đối với điện và hoạt động ướp lạnh, ông David Dawe, một nhà kinh tế cấp cao tại FAO ở Bangkok (Thái Lan) nhận định.

"Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong thu nhập được cho là một động lực lớn", ông David Dawe nói thêm.

Cụ thể, Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar và Pakistan nằm trong số các quốc gia có đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng tiêu thụ thịt và hải sản, trong khi các quốc gia có dân số già hoá như Trung Quốc có thể sẽ hạn chế sự gia tăng này.

Theo bà Serena Tan, các nhà sản xuất thực phẩm có thể tăng hiệu quả bằng cách thực hiện thu hoạch nước mưa, sử dụng thức ăn chăn nuôi bền vững và thu khí biogas từ gia súc. Trong khi đó, các nhà quản lý, người tiêu dùng và nhà đầu tư có thể tạo sức ép lên các chuỗi nhà hàng và nhà sản xuất để hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nguồn cung cấp thịt.

Vào những giờ ăn, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được chế biến nhìn giống như thịt, như một lựa chọn thay thế, bà Serena Tan nhấn mạnh.

"Rất nhiều người ở khu vực châu Á không có chế độ ăn uống tuyệt vời như vậy, nên nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tăng lên. Bằng  cách này hay cách khác, đó là một việc tốt cho vấn đề dinh dưỡng, nhưng cũng làm gia tăng vấn đề về môi trường", ông David Dawe lưu ý.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top