ClockThứ Bảy, 27/07/2019 15:08

Hoa Kỳ đề nghị không gọi một số nước giàu là “đang phát triển”

TTH.VN - Trong một nỗ lực kêu gọi nhằm cải tổ WTO, Tổng thống Donald Trump đã đề nghị thay đổi cách định danh các nước đang phát triển khi một số nước giàu có đang lợi dụng việc tự tuyên bố là “các quốc gia đang phát triển” của họ để hưởng những ưu đãi từ tổ chức này.

Hạ viện Mỹ: Hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt NamAnh - Mỹ nhất trí sẽ thảo luận sớm nhất về Thỏa thuận thương mại tự doKinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý II/2019Ngoại trưởng Mỹ sẵn sàng đến Iran đàm phánMỹ tái phục hồi bản án tử hình

Khách bộ hành đang đi ngang qua các cao ốc chọc trời tại quận trung tâm của Singapore. Nguồn: The Staitstimes

Tổng thống Donald Trump đã có văn bản chỉ đạo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer xem xét lại việc các nền kinh tế giàu có thành viên của WTO đang tự nhận là các nước đang phát triển.

Chỉ đạo này không chỉ nhắm vào một số quốc gia đang hưởng lợi thương mại một cách không công bằng trong khi lại có cam kết yếu hơn so với các thành viên WTO khác, mà còn nhấn mạnh rằng 10 nền kinh tế giàu có khác liệt mình vào nhóm đang phát triển nên “không thể hỗ trợ [các nước khác] do hoàn cảnh kinh tế hiện tại”, bao gồm Singapore, Brunei, Hongkong, Kuwait, Macao, Mexico, Qatar, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Văn bản cho hay: “Khi các nền kinh tế giàu có tuyên bố là họ đang phát triển thì họ gây hại không chỉ cho các nền kinh tế phát triển khác mà cả các nền kinh tế thực sự cần sự đối xử đặc biệt và khác biệt”.

WTO hiện không có quy định nào xác định một quốc gia là phát triển hoặc đang phát triển mà các quốc gia thành viên có thể tự tuyên bố việc này. Tuy nhiên, các thành viên khác có thể phản đối quyết định của một quốc gia nếu như thấy có dấu hiệu lợi dụng các lợi ích có sẵn khi tuyên bố mình là nước đang phát triển.

Theo quy định của WTO, các nước đang phát triển được hưởng sự đối xử đặc biệt như từ việc được đặt ra các rào cản thâm nhập thị trường cao hơn so với các nền kinh tế phát triển, có thêm thời gian để thực hiện các cam kết WTO hay có thể trợ cấp cho hàng nông sản xuất khẩu.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top