ClockChủ Nhật, 09/10/2016 06:23

IMF kêu gọi các thành viên nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng

TTH.VN - Ban chỉ đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua (8/10) kêu gọi các nước thành viên sử dụng tất cả các công cụ chính sách để hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu vốn vẫn đang tiếp tục tăng trưởng "chậm và không đều", theo tin từ Reuters.

IMF: Thế giới cần tăng trưởng nhiều hơn để vượt qua thử tháchIMF cảnh báo G20 cần tránh “bẫy tăng trưởng thấp”IMF: Hối lộ chiếm 2% nền kinh tế toàn cầu

Đại diện​ các nước tham dự hội nghị thưởng niên của IMF. Ảnh: Reuters

"Nhìn chung, sự không chắc chắn và rủi ro sụt giảm vẫn ở mức cao, trong khi những cơn gió ngược chiều từ lâu vẫn tồn tại", Ủy ban Quỹ tiền tệ và tài chính quốc tế cho biết trong một thông cáo.

"Chúng tôi củng cố cam kết của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, toàn diện, công việc phong phú và cân bằng hơn. Chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ chính sách, trong đó có cải cách cơ cấu, chính sách tài khóa và tiền tệ - riêng lẻ hay phối hợp, một cách hợp lý", IMF nói thêm.

Nhóm 189 quốc giai lặp lại cam kết của mình nhằm kiềm chế không phá giá các đồng tiền cạnh tranh và không nhắm mục tiêu vào tỷ giá hối đoái cho mục đích cạnh tranh.

"Chúng tôi tái khẳng định cam kết thể hiện quan điểm chính sách rõ ràng và chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ", IMF cho biết trong bản tuyên bố, đồng thời cũng cam kết sẽ "tiếp thêm sức mạnh" cho thương mại toàn cầu.

Những tuyên bố của IMF cho hay, 26 nước thành viên đã cam kết tài trợ 360 tỷ USD trong các tài trợ song phương có thể được sử dụng để bổ sung nguồn lực cho vay thông thường của Quỹ.

Các thành viên đã đồng ý với kế hoạch của Giám đốc điều hành hiện nay Christine Lagarde để trì hoãn việc xem xét mức hạn ngạch tiếp theo của Quỹ, hoặc cổ phần, trong khoảng 2 năm. Họ cam kết sẽ hoàn thành việc xem xét khoảng trước tháng 10/2019, so với thời gian biểu ban đầu là sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Việc xem xét lại hạn ngạch cuối cùng, hoàn thành vào năm 2010 nhưng chỉ có sự phê chuẩn của Quốc hội Hoa Kỳ vào cuối năm 2015, dẫn đến một thị phần lớn hơn đối với Trung Quốc, Brazil và các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn khác.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

Kinh tế năm 2024 đã đi được ¾ chặng đường trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ở trong nước, thiên tai, bão lụt, mưa lớn kéo dài trong tháng 9, đặc biệt là cơn bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt
Return to top