ClockThứ Tư, 18/04/2018 06:55

IMF: Thế giới cần chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn

TTH.VN - Trong khi nền kinh tế thế giới tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng trên diện rộng, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, có thể sẽ có những sóng gió trong thời gian sắp tới, gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ hay các cuộc chiến thương mại ngày càng tăng.

IMF thiết lập ngân sách hành chính năm 2018 ở mức 1,1 tỷ USDIMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầuIMF, WTO, OECD cam kết bảo vệ thương mại tự do

Một cảng hàng ở Sri Lanka. Ảnh: WB

Báo cáo nêu rõ, "tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​sẽ dịu bớt trong vài năm tới". Nhìn vào các nền kinh tế lớn nhất, Triển vọng Kinh tế Thế giới - báo cáo 6 tháng của IMF về sức khoẻ của nền kinh tế quốc tế, cho thấy dự báo tăng trưởng ở mức 2,4% đối với khu vực đồng euro, 1,2% đối với Nhật Bản, 6,6% đối với Trung Quốc và 2,9% cho Hoa Kỳ.

Ông Maurice Obstfeld, Tham tán kinh tế kiêm Giám đốc Nghiên cứu của IMF, cơ quan chuyên trách của LHQ, đang nỗ lực để đảm bảo sự ổn định trong hệ thống tài chính toàn cầu, mặc dù có những tin tức tốt trong thời gian gần đây nhưng triển vọng dài hạn sẽ chững lại. Ông cho rằng: "Các nền kinh tế tiên tiến - đối mặt với tình trạng dân số người già, tỷ lệ tham gia vào lao động giảm và tăng trưởng năng suất thấp - sẽ không thể lấy lại được mức tăng trưởng bình quân đầu người mà những nước này từng đạt được trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu".

IMF đang tổ chức các cuộc họp mùa xuân hàng năm ở Washington D.C với Ngân hàng Thế giới, tiếp tục lặp lại lời khuyên rằng tăng trưởng theo chu kỳ hiện nay mang lại cho các nhà hoạch định chính sách cơ hội tốt để tăng trưởng dài hạn hơn. Theo lời ông Obstfeld, "các quốc gia cần phải xây dựng lại bộ đệm tài chính, ban hành những cải cách về cơ cấu và chỉ đạo chính sách tiền tệ một cách thận trọng trong một môi trường phức tạp và đầy thử thách như hiện nay".

Căng thẳng thương mại

Mặc dù một số chính phủ đang theo đuổi những cải cách kinh tế đáng kể, các vụ tranh chấp thương mại có thể dẫn đến những thay đổi từ những bước xây dựng mà họ cần thực hiện để cải thiện và bảo đảm triển vọng tăng trưởng. Tuy tăng trưởng kinh tế lan rộng, nhưng sự lạc quan của công chúng đã bị xói mòn theo thời gian do xu hướng phân cực trong công ăn việc làm và lương bổng, làm tăng nguy cơ phát triển chính trị có thể gây bất ổn cho các chính sách kinh tế.

Ông Obstfeld nhấn mạnh: "Các chính phủ cần phải vượt qua những thách thức trong việc tăng cường tăng trưởng, mở rộng các lợi ích của mình một cách rộng rãi hơn, mở rộng cơ hội kinh tế thông qua đầu tư vào con người..., có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của công việc".

Căng thẳng thương mại bắt đầu từ hồi đầu tháng 3 vừa qua khi Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế lên thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia, khiến Trung Quốc đáp trả bằng việc đánh thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Song song đó, ông Obstfeld cho rằng: "các thỏa thuận tự do, nếu phù hợp với các quy định đa phương, cũng có thể tạo ra một bàn đạp hữu ích cho thương mại mở".

Mặc dù mỗi Chính phủ có thể tự mình nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn, nhưng sự hợp tác đa phương vẫn cần thiết để giải quyết hàng loạt các thách thức - bao gồm biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm, an ninh mạng, thuế doanh nghiệp và tham nhũng.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN news)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến
Return to top