ClockThứ Sáu, 08/12/2017 11:57

Indonesia: bùng phát bệnh bạch hầu khiến 32 người tử vong

TTH.VN - Cơ quan y tế Indonesia sẽ khởi động một chiến dịch tiêm chủng trong tuần tới để kìm chế tình trạng gia tăng đột biến số trường hợp mắc bệnh bạch hầu gây tử vong cho ít nhất 32 người, trong đó có nhiều trẻ em.

15.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do những căn bệnh có thể phòng ngừaNguy cơ dịch bệnh tại những vùng “loãng” tiêm chủng

Indonesia ghi nhận 415 ca bệnh và 24 ca tử vong do bệnh bạch hầu năm ngoái. (Ảnh: Reuters /Lucy Nicholson)

Bộ Y tế Indonesia cho biết có ít nhất 591 trường hợp mắc bệnh bạch hầu đã được ghi nhận kể từ tháng 1, tăng 42% so với năm ngoái, và gọi đây là “sự kiện bất thường”. Năm 2016 có 415 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận và 24 trường hợp tử vong tại Indonesia.

Tiến sĩ Mohamad Subuh, Giám đốc chương trình Phòng chống bệnh tật, Bộ Y tế nước này cho biết: “Các ca bệnh đang gia tăng hơn nhiều so với năm ngoái. Chúng tôi đang thực hiện chương trình chủng ngừa để ngăn ngừa một đại dịch có thể xảy ra”.

Mặc dù tiêm chủng đã giúp giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu trong 30 năm qua nhưng Indonesia vẫn là nước có tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu cao nhất thế giới cùng với Ấn Độ và các nước châu Phi vùng hạ Sahara.

Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận khoảng 7.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trên thế giới trong năm ngoái. Năm 1980, con số này là 100.000.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có miễn dịch, tiếp xúc với người bệnh sẽ lây. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng và đôi khi bị tắc nghẽn đường thở.

Tiến sĩ Mohamad Subuh cho biết, có nhiều lý do dẫn đến sự gia tăng các ca bệnh trong đó có cả lý do từ chối tiêm chủng ở một số người và việc nhiều người dân không được tiếp cận với các chương trình chăm sóc sức khoẻ.

Các tổ chức trẻ em ở Indonesia kêu gọi mọi người tham gia vào các chương trình tiêm chủng bởi “chích ngừa là sự bảo vệ tốt nhất”.

Chiến dịch tiêm chủng sẽ được đẩy mạnh thực hiện ở thủ đô Jakarta và hai tỉnh lân cận, nơi có số ca bệnh mới cao nhất từ tháng 1/2018.

Ngọc Hà (dịch từ Reuters và Newsasia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Return to top