ClockThứ Ba, 16/07/2019 16:58

Indonesia dự thảo luật đánh thuế VAT các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến

TTH.VN - Indonesia đang dự thảo quy định áp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến do các công ty nước ngoài cung cấp, trong bối cảnh các nhà chức trách nhắm vào một phần doanh thu lớn hơn từ thị trường kỹ thuật số đang tăng trưởng nhanh chóng của nước này.

Indonesia: Doanh thu thương mại điện tử ước đạt 65 tỷ USD vào năm 2022Singapore, Indonesia chia sẻ chuyên môn dịch vụ logistics thương mại điện tử

Trụ sở cơ quan thuế Indonesia tại Jakarta. Nguồn: Reuters

Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư thế giới với 260 triệu dân và theo một nghiên cứu chung của Google và Temasek Holdings, giá trị thương mại điện tử của nước này đạt 27 tỷ USD vào năm ngoái và dự đoán tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2025.

John Hutagaol, đứng đầu cơ quan thuế Indonesia, cho biết trong khi một cuộc tranh luận toàn cầu đang diễn ra, bàn về cách tốt nhất để đánh thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực này, người ta thường cho rằng thuế VAT, hoặc có khi là thuế kinh doanh, có thể được áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, để đánh thuế VAT, Indonesia sẽ cần “các quy định mới về cơ chế vận hành vì những quy định hiện tại chỉ áp dụng cho các giao dịch thông thường, trong khi các giao dịch trên nền tảng kỹ thuật số lại không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”, ông Hutagaol nói thêm.

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này hiện đang đánh thuế 10% VAT cho tất cả hàng hóa và dịch vụ, nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào có doanh thu dưới ngưỡng 4,8 tỷ rupiah (345.000 USD) thì sẽ được miễn thuế.

Các quy định đánh thuế VAT mới dự kiến được áp dụng đối với các giao thương mại điện tử, các dịch vụ truy cập dữ liệu, các công ty khởi nghiệp và các hoạt động kinh tế trên nền tảng internet khác, ông Hutagaol cho biết và nói thêm rằng các nhà chức trách đang học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và Úc khi áp dụng thuế đối với các giao dịch kỹ thuật số như vậy. Tuy nhiên, ông cũng từ chối cho biết khi nào thì dự thảo quy định này được hoàn tất và áp dụng.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

TIN MỚI

Return to top