ClockChủ Nhật, 28/07/2019 14:32

Indonesia thắt chặt hoạt động nhập khẩu phế phẩm nhựa

TTH.VN - Mới đây, chính phủ Indonesia cho biết, nước này đang có kế hoạch triển khai các hành động chặt chẽ hơn nữa để chống lại sự gia tăng của vấn nạn nhập khẩu chất thải nhựa.

Tuần hành từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần lớn nhất tại IndonesiaCá mập Địa Trung Hải đứng trước nguy cơ biến mấtHàng trăm cá thể cá mập, cá đuối mắc kẹt trong nhựa40 tấn rác lưới đánh cá được tìm thấy ngoài khơi Thái Bình DươngNhật Bản đẩy mạnh nỗ lực xử lý rác thải nhựa tại Hội nghị G20

 

Indonesia là quốc gia thải nhựa gây ô nhiễm biển cao thứ hai thế giới. Ảnh: Malaysiakini

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh dữ liệu từ cơ quan thống kê cho thấy nhập khẩu chất thải nhựa vào Indonesia đã chứng kiến mức tăng 141% trong năm 2018, đạt 283.000 tấn – con số đáng lo ngại sau khi Trung Quốc triển khai lệnh cấm nhập khẩu phế phẩm nhựa khiến dòng chảy chất thải nhựa toàn cầu hằng năm bị gián đoạn.

Quan chức phụ trách ngoại thương của Bộ Thương mại Indonesia Oke Nurwan thông tin rằng, Indonesia đã thông báo cho 15 quốc gia về kế hoạch này.

Mặc dù ông Oke Nurwan từ chối tiết lộ tên các nước, song báo cáo của Tổ chức Hòa Bình xanh đưa ra hồi tháng 4 cho biết phần lớn rác thải nhập khẩu vào Indonesia là từ Australia, Đức, Hà Lan, Anh và Mỹ.

Nhằm hạn chế nhập khẩu rác thải nhựa, các nhân viên hải quan của nước này sẽ tăng cường kiểm tra hàng nhập khẩu. Bất kỳ hành vi vi phạm nào đều sẽ chịu hình phạt nghiệm khắc theo như quy định mới đưa ra.

Được biết, Indonesia đã và đang phải vật lộn để đối phó với chất thải của chính mình. Trên thế giới, nước này đóng góp lượng rác thải gây ô nhiễm biển cao thứ hai. Indonesia cũng đang nỗ lực lên kế hoạch áp thuế túi nhựa, song quốc hội đang trì hoãn đưa ra quyết định do áp lực phản đối từ ngành này.

Mặc dù vẫn đấu tranh giảm nhập khẩu phế phẩm nhựa, song ông Oke Nurwan vẫn khẳng định Indonesia sẽ không dừng nhập khẩu phế liệu nhựa hoàn toàn, vì nhựa vẫn được dùng trong ngành tái chế.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Tác động tích cực từ thị trường quốc tế, các chính sách đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu đã tạo được lợi thế riêng của DN Huế trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Tín hiệu vui từ hoạt động xuất, nhập khẩu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top