ClockThứ Bảy, 02/07/2016 13:54

IOM: Số người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải tăng kỷ lục

TTH.VN - Gần 2.900 người di cư đã thiệt mạng khi cố gắng đến châu Âu bằng cách vượt qua Địa Trung Hải, làm cho 6 tháng đầu năm 2016 trở thành khoảng thời gian đẫm máu nhất trong lịch sử, theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) công bố ngày hôm qua (1/7).

Ai Cập nằm trong tốp 10 nước có người di cư tới Italy nhiều nhấtThêm hàng nghìn người di cư được giải cứu ngoài khơi ItalyUNICEF báo động tình trạng tử vong ở trẻ em di cư và tị nạnChâu Âu thiếu chiến lược dài hạn xử lý cuộc khủng hoảng di cư

Một chiếc tàu chở người di cư ngoài khơi bờ biển Lybia. Ảnh: Reuters

Trong khoảng từ giữa tháng Giêng và tháng 6 năm nay, đã có 2.899 trường hợp tử vong được ghi nhận trên biển, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, tăng gần 50% số người thiệt mạng so với cùng kỳ năm 2015, với1.838 người di cư bị mất tích hoặc bị chết đuối trên biển được báo cáo. Trong khi đó, tính đến giữa năm 2014, chỉ có 743 trường hợp tử vong trên biển.

"Chúng ta đã có gần 3.000 người thiệt mạng – một con số thực sự đáng báo động", ông Joel Millman, phát ngôn viên của IOM nói với Reuters. "Châu Âu đã và đang thực hiện lượng công việc đáng kể, họ đã cứu sống hàng nghìn người trong năm nay. Tuy nhiên, gần 3.000 người chết có nghĩa là họ không làm tất cả những thứ cần phải được thực hiện".

Ông Millman cho biết, ông không có kỳ vọng lượng người di cư sẽ giảm xuống khi bất ổn tại Libya, Syria và các nước bị chiến tranh tàn phá khác không có khả năng được cải thiện trong những tháng tới.

Trong 6 tháng đầu năm nay, 225.665 người di cư đã đến Ý, Hy Lạp, Síp và Tây Ban Nha bằng đường biển, trong đó hành trình từ Địa Trung Hải đến Ý khiến nhiều người thiệt mạng nhất, với gần 2.500 trường hợp tử vong. Thời điểm này năm ngoái, số lượng người đi bằng đường biển chỉ hơn 146.000 người, IOM cho biết.

Hôm 30/6, 10 phụ nữ đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền cao su chìm ngoài khơi bờ biển Libya và một tàu Italia đã cứu sống hàng trăm người di cư khác, lực lượng bảo vệ bờ biển Ý cho hay.

Các trường hợp tử vong mới nhất xảy ra khoảng thời gian khi Ý đang trục vớt con tàu đánh cá bị chìm hồi tháng Tư năm ngoái. Thảm họa đáng sợ này đã làm thiệt mạng đến 800 người, khiến nó một trong những con tàu đắm gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử nhiều thập niên của hành trình di cư bằng đường biển từ Bắc Phi hướng tới châu Âu.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Usnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IOM: Chúng ta sống tốt hơn nhờ lao động di cư

Phát biểu với các phóng viên ở Geneva trong ngày chính thức đầu tiên với tư cách là Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), bà Amy Pope nhấn mạnh, với số lượng người di cư trên toàn cầu đang ở mức “chưa từng có”, thay vì xem đây như một vấn đề, các nước sở tại nên nhận ra rằng người di cư là điều mà nền kinh tế của họ cần nhất để phát triển.

IOM Chúng ta sống tốt hơn nhờ lao động di cư
World Bank: Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5% trong năm 2022

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho biết lượng kiều hối chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) đã đứng vững trước những cơn gió ngược toàn cầu, với mức tăng gần 5% lên 626 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% trong năm 2021, và dự kiến sẽ còn chậm lại hơn nữa khi sụt xuống còn khoảng 2% vào năm 2023.

World Bank Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5 trong năm 2022
Return to top