ClockThứ Sáu, 05/04/2019 16:01

Kết nối thanh toán ASEAN: Bước đi quan trọng hướng tới cắt giảm chi phí giao dịch

TTH.VN - Lao động di cư, khách du lịch, cũng như các doanh nghiệp lớn và nhỏ sẽ có thể cắt giảm chi phí các giao dịch tài chính của họ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau khi các dịch vụ tài chính trong khu vực được tích hợp và nâng cấp.

ASEAN nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng tái tạoVí điện tử thúc đẩy ngành du lịch ở Đông Nam ÁTương lai tươi sáng cho ngành dịch vụ tài chính ASEAN

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) Veerathai Santiprabhob phát biểu trong một cuộc họp báo ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Ảnh: The Nation

Tờ The Nation ngày 5/4 cho hay, 8 quốc gia ASEAN đã nhất trí về Kết nối Thanh toán ASEAN, nhằm cắt giảm chi phí giao dịch cho người di cư, khách du lịch và các doanh nghiệp trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN, diễn ra tại tỉnh Chiang Rai, Thái Lan.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), ông Veerathai Santiprabhob và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), ông Perry Warjiyo đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực hệ thống thanh toán và đổi mới tài chính.

Ông Veerathai và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào, ông Sonexay Sitphaxay cũng ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực hệ thống thanh toán và đổi mới tài chính.

Biên bản ghi nhớ này nhắm mục tiêu tăng cường hợp tác về đổi mới tài chính và các dịch vụ thanh toán, nhằm thúc đẩy các giao dịch trong nước và xuyên biên giới hiệu quả và bảo đảm hơn, cũng như thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ địa phương.

“Các tổ chức tài chính của chúng tôi hợp tác để cung cấp thanh toán xuyên biên giới, cho phép việc thanh toán dễ dàng và thuận tiện cho khách du lịch Lào và Thái Lan, cũng như cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở cả 2 quốc gia, với hoạt động thanh toán một cách hiệu quả và thuận tiện”, ông Veerathai cho biết một tuyên bố.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng nhất trí hợp tác với các Ngân hàng Trung ương ở Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Singapore về kết nối tài chính.

Những dịch vụ mới này có thể phục vụ nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau; nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính khu vực; tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh và thương mại quốc tế; giảm chi phí của nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng; đồng thời tăng cường bao trùm tài chính cho một phạm vi rộng lớn dân số ASEAN, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Nation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Return to top