ClockThứ Năm, 21/03/2019 06:37

Ví điện tử thúc đẩy ngành du lịch ở Đông Nam Á

TTH.VN - Internet đã thay đổi cách sống của hầu hết chúng ta. Thông qua các đổi mới công nghệ liên quan đến internet như Internet Vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và thương mại điện tử, rất nhiều công việc hàng ngày của chúng ta đã được thực hiện dễ dàng hơn. Những đổi mới này cũng có thể thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp, giúp những người tham gia vào một số loại hình kinh doanh nhất định thực hiện các nhiệm vụ dễ dàng hơn.

Thương mại điện tử, an ninh mạng sẽ là trọng tâm chính của ASEANNgười Anh ngày càng nghiện internet và điện thoại thông minhThương mại điện tử - động lực chính của nền kinh tế internet Đông Nam ÁThanh toán bằng ví điện tử phát triển ở Đông Nam Á

Thanh toán bằng ví điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách du lịch. Ảnh: ASEAN Post

Việc ví điện tử mọc lên ở châu Á - đặc biệt là Đông Nam Á - có thể hữu ích cho ngành du lịch. Ví điện tử hoặc ví kỹ thuật số cho phép một cá nhân thực hiện các giao dịch điện tử mà không dùng tiền mặt. Ví điện tử thường được liên kết với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và thậm chí có thể lưu trữ tiền điện tử.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch trong khu vực ASEAN đã trực tiếp đóng góp con số khổng lồ 135,8 tỷ USD trong năm 2017 và được dự đoán sẽ đạt mức 245,5 tỷ USD vào năm 2028, chiếm 5,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho toàn khu vực.

Với ví điện tử, hầu hết các rắc rối thanh toán liên quan đến du lịch đều có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Hiện tại, một trong những rắc rối lớn nhất khi đi du lịch là ngoại hối. Tìm kiếm một máy ATM và tìm một máy đổi tiền có thể mất rất nhiều thời gian và công sức. Với sự ra đời của ví điện tử, quy trình tốn thời gian này có thể sẽ không còn nữa.

Ở thời điểm hiện tại, ví điện tử - vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, đang xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á khi đang tìm cách mở rộng thị trường. Được biết, Tencent (tập đoàn sở hữu WeChat Pay) và Alibaba trên Alipay đang tìm cách mở rộng thị trường tương ứng sang Đông Nam Á. Ngoài các công ty này, ngày càng có nhiều công ty ví điện tử địa phương phát triển. Ví dụ như Malaysia, quốc gia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào giao dịch tiền mặt xuống 37% trong vòng 2 năm tới, đã ra mắt ví điện tử đầu tiên, TaPay, vào năm ngoái.

Sự phát triển của ngành công nghiệp ví điện tử trong khu vực đã mang lại kết quả trong lĩnh vực du lịch – nhất là ở Thái Lan. Thái Lan hiện là điểm đến hàng đầu cho khách du lịch từ Trung Quốc, những người sử dụng ví điện tử rộng rãi trong các chuyến du lịch ở Đông Nam Á.

Năm 2018 đánh dấu là năm đầu tiên Thái Lan đón hơn 10 triệu du khách Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất của Thái Lan và khách Trung Quốc chiếm 1/3 tổng số du khách đến Thái Lan. Họ là những người đóng góp lớn nhất cho ngành du lịch với hơn 103 tỷ USD được tạo ra từ hơn 9,8 triệu khách du lịch trong năm 2017.

Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang tích hợp các hệ thống WeChat Pay và Alipay, để phục vụ những khách du lịch này. WeChat hiện có 1,08 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng và 900 triệu người trong số họ sử dụng WeChat Pay. Nếu nhiều doanh nghiệp trong khu vực bắt đầu tích hợp WeChat Pay và Alipay, họ có thể nhanh chóng bắt đầu kiếm tiền từ sự bùng nổ của khách du lịch Trung Quốc đến thăm khu vực.

Ví điện tử giúp việc thanh toán trở nên tiện lợi hơn. Ảnh: Shutterstock

Một cách để các doanh nghiệp và chính quyền địa phương có thể cải thiện trải nghiệm du lịch ở Đông Nam Á bằng cách sử dụng ví điện tử là tích hợp chúng vào các hệ thống giao thông địa phương. Hiện tại, hầu hết các hệ thống giao thông công cộng ở ASEAN đều có hệ thống thanh toán riêng bao gồm vé xe buýt, thẻ tàu và vé thông thường. Nếu ví điện tử được tích hợp vào các hệ thống này, khách du lịch sẽ dễ dàng hơn trong một chuyến đi trong ngày hoặc chuyến thăm ngắn vì họ sẽ không cần phải mua vé hàng tuần. Ngoài ra, vì nhiều khách du lịch phương Tây đến khu vực có xu hướng đến thăm một số nước ASEAN trong cùng một thời điểm, việc tích hợp các hệ thống như vậy sẽ tạo ra một hệ thống liền mạch cho họ.

Tuy nhiên, một vấn đề mới nảy sinh khi xuất hiện nhiều loại ví điện tử khác nhau. Khách du lịch sẽ phải cài đặt một loạt các ứng dụng khác nhau tùy thuộc vào loại ví điện tử nào phổ biến nhất ở một quốc gia hoặc thành phố cụ thể. Các doanh nghiệp được kỳ vọng có thể phục vụ tất cả các loại ví điện tử khác nhau. Đây có thể là tin xấu cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ và các loại ví điện tử địa phương, chỉ phổ biến ở quy mô nhỏ. Các thương hiệu lớn như Apple Pay, WeChat Pay và Alipay có thể độc quyền thị trường trong khi các thương hiệu ví điện tử nhỏ hơn có thể gặp khó khăn.

Chủ doanh nghiệp cần nhận thức được các xu hướng mới đang nổi lên do hiện tượng ví điện tử ngày càng tăng. Họ cần thích nghi và học hỏi nhanh chóng để tận dụng ví điện tử và “cưỡi con sóng” của ngành du lịch đang bùng nổ. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng cần nhận thức được nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng mà bất kỳ công nghệ mới nào cũng có thể mang lại. An ninh, vi phạm bản quyền, lừa đảo và thậm chí các mối quan tâm về quyền riêng tư có thể có khả năng gây hại cho doanh nghiệp của họ.

Tố Quyên (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

TIN MỚI

Return to top