ClockThứ Tư, 31/07/2019 20:36

Lao động di cư đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đông Nam Á

TTH - Nhu cầu tuyển dụng lao động của các nền kinh tế đang phát triển và già hóa ở Đông Nam Á đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều người di cư nắm bắt cơ hội này để cải thiện cuộc sống, phụ nữ di cư luôn là nhóm dân đứng trước nguy cơ bị bóc lột và lạm dụng, bao gồm cả việc trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán người bất hợp pháp.

Thế giới có 150 triệu lao động di cưNhững rào cản của Nhật Bản trước làn sóng di cư Đông Nam Á

Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi các chính phủ và chủ thể triển khai những gì cần làm để chấm dứt rủi ro đối với lao động di cư. Ảnh: Nikkei News

Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 10 triệu lao động di cư tại 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một nửa trong số đó là phụ nữ và con số này đang ngày càng tăng lên. Ước tính đến năm 2030, Malaysia, Singapore và Thái Lan sẽ đối diện với sự thiếu hụt đáng kể, vào khoảng 10% - 30% người trong độ tuổi lao động, trong khi Campuchia, Lào và Myanmar lại dư thừa.

Trước nhu cầu lao động tăng cao trên khắp khu vực, người di cư đóng một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp sự đóng góp của họ, người lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ vẫn đối mặt với rất nhiều rủi ro và bất công như chịu bạo lực và lạm dụng trong suốt hành trình di cư, chịu bạo lực và lạm dụng bởi chủ lao động, môi trường làm việc không đảm bảo... Song quyền tiếp cận các dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ đối với nhóm người này lại rất hạn chế.

Là một trong những biện pháp bảo vệ, lao động, đặc biệt là lao động nữ phải tuân theo quy định của các chính sách nhập cư hạn chế dựa trên tuổi tác, điểm đến hoặc nghề nghiệp. Nhưng hầu như các hạn chế này không phát huy đủ tác dụng, nhất là khi Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp quốc (UN Women) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy có rất nhiều cá nhân vẫn di cư tìm việc thông qua các kênh trung gian không đảm bảo.

Trong lúc những người sử dụng lao động và tội phạm vô đạo đức thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, tương ứng khoảng 150 tỷ USD/năm, nạn nhân và gia đình họ lại phải chịu tổn thất và mất mát vô cùng to lớn. Doanh nghiệp và người sử dụng lao động tuân thủ theo luật pháp cũng bị ảnh hưởng.

Cho đến nay, một số biện pháp đã được ASEAN áp dụng để giải quyết vấn nạn, bao gồm 10 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 9 quốc gia phê chuẩn Nghị định thư ngăn chặn, phòng chống và trừng trị việc buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Không dừng lại ở đó, những biện pháp toàn diện hơn cũng yêu cầu không chỉ chính phủ, mà cả người lao động, người sử dụng lao động và các bên liên quan cần phối hợp với nhau để chống lại nạn buôn người. Các tổ chức quốc tế và mạng lưới của họ phải được sử dụng để cung cấp kiến thức và hỗ trợ phát triển năng lực thực thi pháp luật về giới, cũng như nâng cao năng lực của các sĩ quan tiền tuyến hoạt động trong các lĩnh vực có người lao động đối mặt với nguy cơ bị cưỡng bức cao.

Có thể nói, lao động di cư có khả năng và sẽ góp phần vào sự tăng trưởng toàn diện, bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Đảm bảo di cư công bằng, an toàn sẽ loại bỏ các mối nguy hiểm đối với lao động di cư và tạo điều kiện để lao động di cư phát huy tài năng và sự đóng góp của mình.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Thomson Reuters Foundation News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”

TIN MỚI

Return to top