ClockThứ Tư, 18/01/2017 16:36

Lễ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ tốn kém bao nhiêu?

Kỷ lục về chi phí cho lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama vào năm 2009 có thể bị ông Donald Trump phá vỡ trong lễ nhậm chức ngày 20/1/2017.

"360 độ an ninh" bảo vệ ông Trump khi nhậm chứcBà Clinton sẽ dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump

Theo ABC News, chi phí cho lễ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama vào năm 2009 lên đến 170 triệu USD. Con số này của ông Donald Trump được dự đoán là từ 175-200 triệu USD.

le nham chuc cua cac tong thong my ton kem bao nhieu hinh 1
Toàn cảnh lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi năm 2009. Ảnh: Reuters
 

Theo một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, chi phí cho buổi lễ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ là rất tốn kém. Tuy nhiên, rất khó để tính chính xác chi phí này.

Điều này là bởi, số tiền gây quỹ cho buổi lễ này thường được gửi từ các tài khoản không ghi rõ mục đích gửi tiền là để chi cho lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Cụ thể, Bộ An ninh Nội địa Mỹ coi lễ nhậm chức của các Tổng thống là “một sự kiện an ninh quốc gia đặc biệt” và số tiền gây quỹ cho lễ nhậm chức của các Tổng thống gửi đến Bộ này sẽ được ghi tương ứng.

Ngoài ra, theo Washington Post, Ủy ban Hỗn hợp của Quốc hội về Nghi lễ Nhậm chức Tổng thống Mỹ cũng chi 1 triệu USD từ tiền thuế của người dân  chỉ riêng cho lễ tuyên thệ nhậm chức.

Trong khi đó, rất nhiều hoạt động khác liên quan đến lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ lại được các nhà tài trợ lớn quyên góp thông qua Ủy ban về Lễ nhậm chức của Tổng thống (PIC)- một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. PIC chịu trách nhiệm chi tiền cho hầu hết các hoạt động trong Lễ nhậm chức như lễ khai mạc, lễ diễu hành và các buổi khiêu vũ.

Năm 2013, đơn vị tiếp nhận tài trợ của ông Obama đã tiếp nhận 44 triệu USD tiền tài trợ cho lễ nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Con số này của ông Trump vào năm 2017 sẽ tăng lên ít nhất 20 triệu USD.

Trong đó, các nhà tài trợ lớn đóng góp từ 25.000-1 triệu USD sẽ được tham gia các sự kiện đặc biệt có sự tham gia của Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân Melania.

Mỗi Ủy ban về Lễ nhậm chức của từng Tổng thống khác nhau lại có những quy định khác nhau về việc ai có thể tài trợ cho Lễ nhậm chức. Ủy ban của ông Trump tuyên bố không nhận tiền tài trợ của các nhà vận động hành lang. Tuy nhiên, họ không giới hạn số tiền tài trợ của các cá nhân. Con số này của các tập đoàn có thể lên đến 1 triệu USD.

Trong khi đó, hồi năm 2009, Ủy ban của ông Obama từ chối nhận tiền tài trợ của các tập đoàn và giới hạn con số này của các cá nhân ở mức 50.000USD. Tuy nhiên, sau đó, vào năm 2012, do lo ngại số tiền tài trợ không đủ bù chi phí của buổi lễ, ông Obama đã dỡ bỏ việc từ chối nhận tiền tài trợ của các tập đoàn và không giới hạn số tiền tài trợ của các cá nhân. Điều này khiến ông hứng chịu rất nhiều chỉ trích.

Nhìn chung, số tiền tài trợ từ các cá nhân cho lễ nhậm chức của các Tổng thống Mỹ trong 40 năm qua đều tăng. Năm 1973, Tổng thống Richard Nixon nhận được số tiền tài trợ vào khoảng 4 triệu USD, con số này trong năm 1985 của Tổng thống Ronald Reagan là 20 triệu USD. 20 năm sau, số tiền tài trợ cho lễ nhậm chức của Tổng thống George W. Bush tăng lên 42 triệu USD./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết

Trong bất kỳ cuộc bầu cử người đứng đầu nào, kể cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, bất kỳ ứng cử viên nào được tuyên bố là người chiến thắng đều phải thực hiện cam kết của mình để giải quyết 5 lĩnh vực ảnh hưởng đến phúc lợi và tương lai của nền kinh tế.

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Một số điều nên biết

Ngày 5/11/2024, sẽ diễn ra cuộc bầu cử để bầu lên vị Tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và truyền thông, báo chí thế giới.

Bầu cử Tổng thống Mỹ Một số điều nên biết
Return to top