ClockChủ Nhật, 22/07/2018 19:07

LHQ: Châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ chỉ đạt 1/17 SDGs

TTH - Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có nguy cơ chỉ đạt được 1 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hiệp quốc (LHQ) đến năm 2030, tờ Economic Times ngày 22/7 dẫn lời ông Kaveh Zahedi, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của LHQ (UNESCAP) cảnh báo.

LHQ đạt hiệp ước quản lý di cư toàn cầu đầu tiênLHQ: Biến đổi khí hậu liên quan đến thách thức an ninh ở nhiều quốc gia

Đầu tư vào chăm sóc sức khỏe trong số những dịch vụ quan trọng khác là cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ. Ảnh: Panos

"Khi chúng tôi xem xét các Mục tiêu Phát triển Bền vững hiện nay, toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tiến đến nguy cơ chỉ đạt được 1 trong số 17 mục tiêu. Đó là Mục tiêu Phát triển Bền vững về giáo dục. Trong khi giáo dục phổ cập ở một khu vực rộng lớn như châu Á-Thái Bình Dương là một thành tựu lớn. Điều này vẫn chưa đủ", Phó Tổng Thư ký UNESCAP nhận định.

Trong bối cảnh các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện những chương trình phát triển quốc gia phù hợp với các mục tiêu phát triển, quan chức cấp cao này nhấn mạnh, thành công trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững phần lớn sẽ phụ thuộc vào thành công của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, ông Zahedi cũng nêu lên mối lo ngại về việc khu vực đang "di chuyển ngược" các thông số bất bình đẳng, bên cạnh "khoảng cách kỹ thuật số" đang nổi lên ngay bên trong và giữa các quốc gia. Sự bất bình đẳng trong khu vực không chỉ ở thu nhập và sự giàu có, mà còn về việc tiếp cận các dịch vụ quan trọng như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, suy thoái môi trường và tác động của thiên tai.

"Chúng tôi cũng chứng kiến khoảng cách kỹ thuật số đang nổi lên ngay bên trong và giữa các quốc gia, theo cách nào đó đang tạo ra mô hình cho sự bất bình đẳng trong tương lai, khi mọi người sẽ dựa vào các dịch vụ di động, 3G để tiếp cận giáo dục, cũng như dịch vụ y tế", theo Phó Tổng Thư ký UNESCAP.

Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường đầu tư nếu họ muốn đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Trong đó, tính theo khu vực, cần đầu tư lên tới 1,7 tỷ USD để đạt được khả năng tiếp cận toàn cầu đối với năng lượng.

Trong một lưu ý khác về nhu cầu cấp bách để các quốc gia tăng tốc nỗ lực phát triển, ông Zahedi khẳng định, một mình tăng trưởng kinh tế sẽ không mang lại kết quả mà các quốc gia đang theo đuổi.

"Chỉ riêng tăng trưởng kinh tế sẽ không hỗ trợ sự phát triển bền vững và bao trùm. Chúng ta cần đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các nhóm dân số khác nhau và những người liên tục bị kéo lùi vào tình trạng nghèo đói sau mỗi cuộc khủng hoảng tài chính và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt", ông Zahedi nói.

Qua đó, thông điệp cần đưa ra là tăng trưởng kinh tế một mình thực sự sẽ không giải quyết được vấn đề. Tăng trưởng kinh tế là quan trọng, nhưng chưa đủ. Các quốc gia cần xem việc đầu tư vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xây dựng những biện pháp bảo vệ xã hội, khả năng phục hồi, để mang lại thành công cho nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Economic Times & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top