ClockThứ Năm, 02/02/2017 09:12

LHQ, châu Âu phản đối lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Antonio Gutteres kêu gọi Mỹ đảo ngược sắc lệnh cấm nhập cư và người tị nạn người tại một số quốc gia Hồi giáo.

Nhiều nước tiếp tục phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald TrumpPhản ứng của quốc tế về lệnh cấm người Hồi giáo nhập cư vào MỹTổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế người nhập cư Hồi giáo

Ông Gutteres đồng thời khẳng định biện pháp này không phải là cách hiệu quả nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ.

Ông Donald Trump bị chỉ trích vì có thái độ cứng rắn nhằm vào người nhập cư vào Mỹ. Ảnh: Reuters
Phát biểu với báo giới, Tổng thư ký LHQ cho rằng, quy định này cần được loại bỏ càng sớm càng tốt bởi vi phạm nguyên tắc cơ bản của LHQ về phân biệt tôn giáo, sắc tộc.

Ông Gutteres nhấn mạnh, nếu mục tiêu là bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố thì biện pháp này thật sự không hiệu quả và bất hơp lý. Ông Gutteres, từng làm giám đốc Cơ quan người tị nạn LHQ kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể dỡ bỏ sắc lệnh và thiết lập lại cơ chế tái định cư cho người tị nạn.

Cùng ngày, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách về an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cũng phản đối mạnh mẽ quyết định của Tổng thống Mỹ, cho rằng lênh cấm người Hồi giáo nhập cư là phá hủy giá trị bình đẳng của nước Mỹ và châu Âu được thiết lập từ hàng thế kỷ nay, nơi mọi người không bị phân biệt đối xử vì tôn giáo khác biệt.

“Không ai được phép tước đi quyền về nơi sinh, tôn giáo hay sắc tộc. Điều này đã được viết trong hiến pháp của châu Âu và cả nước Mỹ. Lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng, làm mất lòng tin giữa người dân ở các quốc gia và dân tộc.

Khi bạn cấm một điều gì đó, xây một bức tường nào đó, tưởng rằng mình sẽ an toàn hơn, nhưng thực ra, đang tự xây dựng quanh mình các rào chắn ngăn chặn những người bạn và cơ hội đến với mình”, bà Mogherini nói.

Kêu gọi Tổng thống Donald Trump dỡ bỏ lệnh cấm, Cao ủy EU Mogherini khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với các nước trong thế giới Hồi giáo để giúp đỡ người tị nạn trong khu vực.

Ngày 27/1, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh yêu gây chấn động thế giới, yêu cầu tạm thời không tiếp nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo trong đó có Iran, Libya, Somalia, Sudan, Yemen, Syria, thậm chí cả những người có thẻ xanh được cấp quyền sinh sống tại Mỹ. Ngay lập tức, lệnh cấm đã gây ra sự giận dữ hỗn loạn tại khắp các sân bay của Mỹ và làn sóng biểu tình, kiện cáo ở nhiều quốc gia.

Trước đó, nhiều quốc gia trong đó có các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức đã lên tiếng tuyên bố không đồng tình với chính sách của Tổng thống Donald Trump đồng thời cảnh báo, quyết định sẽ làm gia tăng sự hỗn loạn trên toàn cầu.

Là những công ty toàn cầu với các nhân viên đến từ khắp nơi trên thế giới, hàng loạt lãnh đạo trong giới công nghệ như Appe, Facebook, Google, Microsoft hai ngày qua đã có những phản ứng gay gắt về lệnh cấm vừa được ban hành.

Nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ khẳng định họ sẽ khó tồn tại nếu như không có  người nhập cư. Bởi đây là nguồn sáng tạo và sáng giá nhất từ khắp trên thế giới đến Mỹ để phục vụ cho sự phồn vinh, thịnh vượng của nước Mỹ./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Một số điều nên biết

Ngày 5/11/2024, sẽ diễn ra cuộc bầu cử để bầu lên vị Tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và truyền thông, báo chí thế giới.

Bầu cử Tổng thống Mỹ Một số điều nên biết
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

TIN MỚI

Return to top