ClockThứ Bảy, 28/01/2017 07:57

Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế người nhập cư Hồi giáo

TTH.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay hôm qua (27/1) đã ký một sắc lệnh nhằm hạn chế những người nhập cư và tị nạn đến từ một số nước đa số là người Hồi giáo; đồng thời nói rằng ông muốn Hoa Kỳ ưu tiên cho các Kitô hữu Syria phải chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh dân sự vấn đang diễn ra ở đó.

Thế giới lên án lời kêu gọi cấm người Hồi giáo của Donald Trump

Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế người tị nạn đến từ các nước Hồi giáo. Ảnh: AFP

Tổng thống Trump hứa rằng, với các biện pháp được gọi là "rà soát nghiêm ngặt" trong suốt chiến dịch tranh cử năm ngoái, chúng sẽ ngăn chặn các chiến binh cực đoan nước ngoài xâm nhập vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền lên án sắc lệnh này, cho rằng nó nguy hại và mang tính phân biệt đối xử.

Các chi tiết của sắc lệnh không được công bố ngay lập tức nhưng dự kiến ​​sẽ được Nhà Trắng phát hành sau đó.

"Tôi đang thiết lập các biện pháp rà soát mới để đuổi những kẻ khủng bố cực đoan Hồi giáo ra khỏi Hoa Kỳ. Không muốn chúng ở đây", Tổng thống Trump phát biểu ở Lầu Năm Góc.

"Chúng tôi chỉ muốn thừa nhận những ai vào đất nước chúng tôi là những người ủng hộ quốc gia này và yêu thương người dân của chúng tôi", ông nói.

Trong một động thái khác, Tổng thống Trump nói rằng các Kitô hữu Syria sẽ được ưu tiên khi họ nộp đơn xin tị nạn, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, việc tách rời một tôn giáo cụ thể có thể là thách thức khi nó được xem là vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.

Số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 10 năm ngoái cho thấy, có 38.901 người tị nạn Hồi giáo vào Hoa Kỳ trong năm tài chính 2016 từ tất cả các nước, và tiếp nhận số lượng tương đương 37.521 người tị nạn Kitô hữu.

Ông Stephen Legomsky, cựu Cố vấn hàng đầu tại Sở Di Trú Hoa Kỳ trong chính quyền cựu Tổng thống Obama cho biết, ưu tiên các Kitô hữu có thể là vi hiến.

"Nếu họ đang suy nghĩ về một ngoại lệ cho các Kitô hữu, trong hầu hết các bối cảnh của pháp luật, phân biệt đối xử về lợi ích do một tôn giáo và chống lại một tôn giáo khác có thể vi phạm hiến pháp", ông nói.

Nhưng Peter Spiro, một giáo sư tại Đại học Temple Beasley khoa Luật cho rằng, "đó là một ưu tiên hoàn toàn chính đáng, khi nhóm này thực sự bị bức hại".

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản cam kết 3 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho người tị nạn

Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 3 triệu USD cho một quỹ toàn cầu nhằm cung cấp giáo dục cho người tị nạn, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cam kết về việc sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho những người phải di dời trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và Dải Gaza.

Nhật Bản cam kết 3 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho người tị nạn

TIN MỚI

Return to top