ClockThứ Hai, 24/12/2018 06:46

LHQ, EU cam kết giúp đỡ và viện trợ cho Indonesia sau thảm hoạ sóng thần

TTH.VN - Tuyên bố của LHQ cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ do Chính phủ nước này điều phối.

Sóng thần tấn công Indonesia: Con số người chết tăngIndonesia: Palu đối mặt với khủng hoảng y tế sau động đất, sóng thầnKỳ vọng hồi sinh ở Indonesia sau thảm hoạ sóng thầnThảm hoạ động đất ở Indonesia: Viện trợ tiếp tục đổ về thành phố Palu

Cảnh đổ nát ở Indonesia sau cơn sóng thần ngày 22/12. Ảnh: AP

Trong một tuyên bố do người phát ngôn đưa ra hôm qua (23/12), Tổng thư ký LHQ António Guterres đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, Chính phủ và người dân Indonesia trước những mất mát về con người và tài sản do sóng thần xảy ra ở bờ biển nước này vào cuối ngày 22/12, đồng thời hi vọng những người bị thương sẽ phục hồi nhanh chóng.

Tuyên bố của LHQ cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ do Chính phủ nước này điều phối.

Song song đó, Liên minh châu Âu (EU) gửi lời chia buồn và cam kết sẽ viện trợ cho Indonesia sau trận sóng thần tàn khốc ở eo biển Sunda, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jean-Claude Juncker cũng cho biết trong một bức thư gửi Tổng thống Indonesia Joko Widodo rằng EC sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ ở nước này.

Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan thảm họa Indonesia, “số người thiệt mạng trong thảm hoạ đã lên tới 222 người, 843 người bị thương và 28 người mất tích”. “Con số này được dự đoán sẽ còn gia tăng vì không phải tất cả nạn nhân đều được sơ tán thành công, không phải tất cả các trung tâm y tế đều báo cáo số nạn nhân và không phải tất cả các địa điểm đều có dữ liệu đầy đủ."

Phát ngôn viên của cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia cho biết, tất cả các nạn nhân thương vong là công dân Indonesia, không có trường hợp thương vong nước ngoài nào được báo cáo. Hàng trăm tòa nhà đã bị sóng thần phá hủy, đánh vào bờ biển phía nam Sumatra và mũi phía tây của Java sau khi núi lửa phun trào.

Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, rất có khả năng sẽ có một cơn sóng thần khác tiếp tục tấn công Indonesia.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top