ClockThứ Hai, 06/06/2016 13:59

LHQ: Hiệp ước chống đánh bắt cá bất hợp pháp chính thức có hiệu lực

TTH.VN - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc vừa thông báo rằng, một hiệp ước quốc tế đột phá nhằm dập tắt nạn đánh cá bất hợp pháp chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6 và hiện đang ràng buộc về mặt pháp lý đối với 29 quốc gia và một tổ chức khu vực tham gia hiệp ước.

EU mở rộng thời gian ân hạn xử phạt cho Thái Lan do đánh bắt cá trái phép

Một công nhân thủy sản với số cá đánh bắt được vào buổi sáng. Ảnh: UNFAO

"Đây là một trong những nỗ lực tuyệt vời nhằm tiếp tục xây dựng ngành thủy sản bền vững, giúp nuôi sống thế giới", Tổng giám đốc FAO, ông Jose Graziano da Silva cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển (PSMA) được thông qua như là một Hiệp định của FAO vào năm 2009 sau một năm dài nỗ lực ngoại giao. Đây cũng là hiệp ước quốc tế đầu tiên tập trung cụ thể vào việc đánh bắt cá bất hợp pháp.

PSMA yêu cầu các bên tham gia chỉ định những cảng cụ thể để tàu chở hàng nước ngoài sử dụng, tạo điều kiện cho việc kiểm soát dễ dàng hơn. Trong đó, những con tàu này phải có giấy phép trước khi cập cảng, cũng như phải cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, thỏa thuận còn kêu gọi các quốc gia từ chối nhập cảnh hoặc kiểm tra các tàu có liên quan đến hoạt động khai thác cá bất hợp pháp và đưa ra các hành động cần thiết. 

"Chúng tôi kêu gọi những quốc gia đã ký kết thỏa thuận bắt đầu thực hiện cam kết trong ngày hôm nay. Chúng tôi cũng mời các chính phủ chưa ký kết thỏa thuận cùng thực hiện những nỗ lực để dập tắt nạn đánh cá bất hợp pháp và đảm bảo tương lai của đại dương", ông Graziano da Silva nói thêm.

Hiện nay, các bên tham gia vào PSMA là: Australia, Barbados, Chile, Costa Rica, Cuba, Dominica, Liên minh châu Âu (với vai trò là một tổ chức thành viên), Gabon, Guinea, Guyana, Iceland, Mauritius, Mozambique, Myanmar, New Zealand, Na Uy , Oman, Palau, Hàn Quốc, Saint Kitts và Nevis, Seychelles, Somalia, Nam Phi, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, Tonga, Mỹ, Uruguay và Vanuatu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN & WN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top