Thế giới

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

ClockThứ Hai, 17/06/2024 17:05
TTH.VN - Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Cần 5.400 - 6.400 tỷ USD/năm để đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố đẩy nhanh các Mục tiêu Phát triển Bền vữngViệt Nam được đánh giá cao về thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững

 Mục tiêu xoá bỏ nạn đói khó có thể đạt được vào năm 2030. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Được biết, báo cáo Phát triển Bền vững hàng năm của LHQ xếp hạng hiệu quả hoạt động của 193 quốc gia thành viên trong việc thực hiện 17 “Mục tiêu phát triển bền vững” (SDG) trên phạm vi rộng, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cung cấp năng lượng sạch và bảo vệ đa dạng sinh học.

Báo cáo chỉ ra bức tranh u ám khi trong số 17 mục tiêu đã đề ra, không có mục tiêu nào có thể đạt được đúng hạn vào năm 2030, với hầu hết các mục tiêu đều cho thấy “tiến độ bị hạn chế hoặc bị đảo ngược”. Từ đó, báo cáo kêu gọi các nước giải quyết tình trạng thiếu hụt kinh phí thường xuyên và cũng cải tổ hệ thống của Liên hợp quốc.

Báo cáo xác định việc giải quyết nạn đói, xây dựng các thành phố bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học trên đất và nước là những lĩnh vực còn yếu kém. Các mục tiêu chính trị như tự do báo chí cũng đã chứng kiến sự “đảo ngược tiến độ”.

Báo cáo cho biết Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch đang dẫn đầu các quốc gia trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và Trung Quốc cũng đạt được tiến bộ nhanh hơn mức trung bình. Tuy nhiên, các quốc gia nghèo nhất thế giới đang tụt lại phía sau và khoảng cách phát triển ngày càng gia tăng.

Ông Guillaume Lafortune, Phó Chủ tịch Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDSN) và là tác giả chính của báo cáo cho biết các nước đang phát triển cần tiếp cận nhiều hơn với nguồn tài chính quốc tế, đồng thời bổ sung thêm rằng các tổ chức như cơ quan xếp hạng tín dụng nên được khuyến khích xem xét đến phúc lợi kinh tế và môi trường lâu dài của một quốc gia, thay vì chỉ tính đến khả năng thanh khoản ngắn hạn.

Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá mức độ sẵn sàng hợp tác toàn cầu của các quốc gia thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc, trong đó Mỹ xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách xếp hạng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của LHQ:
Cần chính sách mạnh mẽ cho các Mục tiêu phát triển bền vững

Cộng đồng quốc tế cần khẩn trương huy động những cam kết và đầu tư cần thiết để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trước thời hạn 2030, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina Mohammed nhấn mạnh tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của LHQ (HLPF) năm 2024.

Cần chính sách mạnh mẽ cho các Mục tiêu phát triển bền vững
Return to top