ClockThứ Năm, 13/04/2017 14:13

LHQ hoan nghênh chính sách bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn của EU

TTH.VN - Hướng dẫn chính sách mới của Ủy ban châu Âu nhằm cải thiện việc bảo vệ trẻ em di cư và tị nạn đã nhận được sự hoanh nghênh và ủng hộ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) và cơ quan tị nạn LHQ.

EU tài trợ 34 triệu USD hỗ trợ giáo dục cho trẻ tị nạn ở Thổ Nhĩ KỳTrẻ em tị nạn & di cư - Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết96.000 trẻ em đơn độc xin tị nạn tại EU trong năm 2015Khủng hoảng người tị nạn châu Âu: Điều tồi tệ nhất vẫn đang tiếp diễn

Một đứa trẻ tị nạn bên cạnh đống hành trang trước khu tại tạm trú ở Hungary. Ảnh: UNHCR

Giám đốc Văn phòng UNICEF tại Brussels Noala Skinner cho biết, "đây là chính sách đầu tiên của EU nhằm giải quyết tình trạng hiện nay và quyền của tất cả trẻ em tị nạn và di cư, trẻ em đi một mình và đi cùng với gia đình - liên quan đến vấn đề di cư, tị nạn và bảo vệ trẻ em".

Hướng dẫn này bao gồm việc tăng cường bảo vệ trẻ em ở tất cả các cấp, cải thiện việc thu thập số liệu để đảm bảo trẻ em được theo dõi đúng và bổ nhiệm người giám hộ cho trẻ em. Hướng dẫn này cũng khuyến khích các quốc gia thành viên tăng cường sự hợp tác lẫn nhau.

Ông Dianne Goodman, Phó Giám đốc Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại châu Âu cho biết: "Những hướng dẫn quan trọng này sẽ giúp các quốc gia châu Âu đáp ứng tốt hơn nhu cầu của trẻ em tị nạn và di cư. Chúng tôi hy vọng rằng những hướng dẫn này sẽ góp phần rất cụ thể vào việc bảo vệ cho nhiều trẻ em đến Âu Châu sau khi bị buộc phải trốn chạy khỏi quê nhà do bạo lực, chiến tranh và xung đột. Nhiều người đã phải chịu đựng những khó khăn đáng kinh ngạc trong suốt cuộc hành trình và cả sau đó".

Trong một thông cáo báo chí chung, hai tổ chức này nhấn mạnh rằng, trẻ em không nên bị giam giữ, bất kể tình trạng pháp lý hoặc di cư của chúng, hay của cha mẹ chúng. UNICEF và UNHCR cũng hoan nghênh các chính sách cam kết của EU, nhằm ưu tiên các hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia dành cho những đứa trẻ bị di dời ra ngoài biên giới châu Âu.

Theo UNHCR, trẻ em chiếm tới 1/2 số dân tị nạn trên thế giới. Cả hai cơ quan này đều mong các chính sách được nhanh chóng thực hiện, chấm dứt tình trạng bạo lực và nghèo đói - vốn thường là nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của người dân.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Return to top