ClockThứ Sáu, 18/05/2018 06:39

LHQ: Tăng trưởng kinh tế "vượt mong đợi" nhưng căng thẳng thương mại gia tăng

TTH.VN - Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang vượt các kỳ vọng trong năm nay, nhưng sự căng thẳng địa chính trị leo thang và sự không chắc chắn về thương mại quốc tế có thể cản trở sự tiến bộ, theo một báo cáo mới của Liên Hiệp quốc (LHQ).

Gần 2/3 lao động toàn cầu thuộc nền kinh tế phi chính thứcUN kêu gọi ổn định tài chính để thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện ở khu vực châu Á-Thái Bình DươngLHQ: Du lịch bền vững có thể thúc đẩy sự phát triển toàn cầu

Tanzania có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng bất bình đẳng, đặc biệt là ở phụ nữ vẫn ở mức cao. Ảnh: UNCTAD

Báo cáo Triển vọng Tình hình Kinh tế Thế giới (WESP) của LHQ ngày 17/5 cho hay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng hơn 3% trong năm nay và năm tiếp theo, cải thiện so với mức tăng 3% và 3,1% cho năm 2018 và 2019 được dự báo 6 tháng trước đó.

Bản điều chỉnh phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển nhờ tăng trưởng lương, điều kiện đầu tư thuận lợi rộng rãi và tác động ngắn hạn của gói kích thích tài chính tại Mỹ. Đồng thời, sự gia tăng phổ biến trong nhu cầu toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng tổng thể đối với thương mại, trong khi nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ được hưởng lợi từ giá năng lượng và kim loại cao hơn.

Trong một bài phát biểu, Trợ lý Tổng Thư ký Chương trình Môi trường của LHQ, ông Elliott Harris cho biết, dự báo tăng trưởng nhanh là tin tức tích cực cho nỗ lực quốc tế để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 (SDGs), bao gồm xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, ông Harris lưu ý, báo cáo “nhấn mạnh rằng, các rủi ro cũng tăng lên”, nguy cơ gia tăng “làm nổi bật nhu cầu khẩn trương trong việc giải quyết một số thách thức chính sách, bao gồm các mối đe dọa cho hệ thống thương mại đa phương, bất bình đẳng cao và sự gia tăng lượng khí thải carbon”.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy, bất bình đẳng thu nhập còn cao đáng báo động ở nhiều quốc gia, nhưng vẫn có bằng chứng về những cải thiện đáng chú ý ở một số quốc gia đang phát triển trong thập kỷ qua.

Ngoài ra, lượng khí thải carbon dioxide liên quan đến năng lượng toàn cầu tăng 1,4% trong năm 2017, do tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh hơn; chi phí nhiên liệu hóa thạch tương đối thấp và các biện pháp hiệu quả năng lượng yếu hơn, cũng như các yếu tố khác.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
Return to top