ClockThứ Ba, 21/05/2019 20:09

LHQ: Thảm họa gia tăng đe doạ sự sống còn của nhân loại

TTH - Theo tin từ Liên Hiệp quốc (LHQ), tổ chức này vừa đưa ra cảnh báo cho thấy những rủi ro ngày càng phức tạp và gia tăng, liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm và dịch bệnh, đang đe dọa sự sống còn của nhân loại nếu để chúng leo thang.

LHQ ngày càng nâng cao vai trò bảo vệ rừngLHQ kêu gọi hành động tích cực hơn để chống biến đổi khí hậu

Con người đang ngày càng đối mặt với nhiều thảm hoạ. Ảnh: REUTERS

Báo cáo đánh giá 2 năm/lần về cách thế giới đối phó với thảm họa cho biết, ô nhiễm không khí, bệnh tật, hạn hán, biến đổi khí hậu và động đất đang tạo ra những rủi ro "theo cách mà chúng ta không lường trước được".

Các sự kiện thời tiết cực đoan đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, gây ra thiệt hại kinh tế khiến nó trở thành "một trận chiến khó khăn" để duy trì mức tăng trưởng phát triển ở các nước thu nhập thấp và trung bình, bà Mami Mizutori, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ nêu rõ.

Song song đó, một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Giám sát dịch chuyển nội địa cho thấy khoảng 265 triệu người đã bị tàn phá bởi các thảm họa kể từ khi trung tâm này bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2008, nhiều hơn gấp 3 lần so với những người bị buộc phải di dời do xung đột và bạo lực.

Trong một tín hiệu tích cực, Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2019 cho biết các chính phủ đã bắt đầu ghi nhận dữ liệu và tiến tới 7 mục tiêu toàn cầu được đặt ra trong Khung hành động Sendai 2015, nhằm mục đích giảm bớt rủi ro và tác động của thảm họa. Những mục tiêu đó tập trung vào việc giảm tỷ lệ tử vong, số người bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế do thảm họa vào năm 2030. Tuy nhiên, Mizutori cho rằng những tiến bộ đó mặc dù rất đáng khích lệ nhưng vẫn là không đủ.

Theo đó, nếu không có hành động khẩn cấp hơn để quản lý những rủi ro đan xen có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, bao gồm cả mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Do vậy, để ngăn chặn điều đó xảy ra, cần đầu tư nhiều hơn để ngăn chặn thảm họa và bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi những tác động xấu nhất có thể phải đối mặt, đại diện Tổng thư ký nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Return to top