ClockThứ Tư, 03/08/2016 13:55

Lượng người di cư đến châu Âu đạt mức kỷ lục 1,3 triệu người

TTH.VN - Số người phải rời bỏ nhà cửa và xin tị nạn ở châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục 1,3 triệu người trong năm 2015, hãng tin ABCNews hôm nay (3/8) dẫn một phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew dựa trên dữ liệu của Eurostat trong giai đoạn từ 1985-2015 cho biết.

Những người tị nạn đang vẫy tay cầu cứu, ảnh chụp ngày 2/8/2016. Ảnh: AP

Năm ngoái, châu Âu chứng kiến lượng người xin tị nạn nhiều hơn cả tổng 2 năm đỉnh cao trước đó là 1992 và 2002 cộng lại. Số đơn xin tị nạn năm ngoái chiếm khoảng 1/10 tổng số tất cả các lá đơn nhận được trong 30 năm qua ở Liên minh châu Âu, Na Uy và Thụy Sĩ. Trong đó, khoảng một nửa trong số 1,3 triệu người tị nạn nói trên đến chỉ từ 3 quốc gia: Afghanistan, Iraq và Syria – những đất nước bị tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh và xung đột.

Báo cáo mới cũng cho thấy, đa số người dân ở tất cả các nước EU không chấp nhận cách mà khối này đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn.

"Tỷ lệ phản đối cao nhất diễn ra ở một số nơi có số lượng những người xin tị nạn lớn nhất", ông Phillip Connor - nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Pew, nói với ABC News.

Theo đó, các nước như Thụy Điển và Hungary, nơi tiếp nhận số lượng lớn những người tị nạn, là hai trong số những nước tỷ lệ phản đối cao nhất.

Dòng chảy những người tị nạn cũng đã tác động đến cấu trúc dân số của các quốc gia châu Âu. Tại một số nước, chẳng hạn như Thụy Điển, Hungary, Na Uy và Áo, tỷ lệ các ca sinh là người nước ngoài đã tăng 1% hoặc nhiều hơn, chỉ riêng trong năm 2015.

"Đó là một sự thay đổi dân số đáng kể trong một năm", ông Connor nói. "Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng tại Hoa Kỳ phải mất đến một thập kỷ từ 2005-2015 để tăng tỷ lệ này lên 1% trong tổng số dân".

T năm 2012, Đức trở thành đích đến hàng đầu của những người xin tị nạn ở châu Âu, do đó đã nhận được 442.000 đơn xin tị nạn chỉ trong năm 2015. Tính theo bình quân đầu người, thì Hungary, theo sau là Thụy Điển và Áo, là những nước nhận được số lượng cao nhất những người tị nạn trong năm 2015. Trong khi đó, Pháp và Anh nhận được số đơn xin tị nạn trong năm 2015 cũng gần tương đương như trong những năm trước khi tình trạng di cư gia tăng đột biến vào năm ngoái.

Số lượng trẻ em đến châu Âu một mình mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng tăng lên khoảng 7% trong số tất cả những đơn xin tị nạn vào năm 2015.

Tố Quyên (Lược dịch từ ABCNews & Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

TIN MỚI

Return to top