ClockThứ Hai, 22/07/2019 20:27
TRUNG QUỐC “GÂY BẤT ỔN” Ở BIỂN ĐÔNG:

Mỹ chính thức lên tiếng

TTH - Tin từ AFP và Straitstimes cho biết, Mỹ bày tỏ lo ngại trước những báo cáo về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh ngừng can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển tranh chấp, nơi mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở gần như tất cả các vùng biển, bao gồm cả lãnh hải của Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ảnh: AFP

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra ngày 20/7, một ngày sau khi Việt Nam cáo buộc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống đi kèm đã xâm phạm vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên đến nay, phía Trung Quốc vẫn chưa có động thái phản hồi.

Trong tuyên bố ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho rằng "các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia liên quan khác đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Theo Straitstimes, trước đó Mỹ đã nhiều lần lên tiếng chống lại những sự việc diễn ra khi Trung Quốc ngày càng khẳng định mạnh mẽ các yêu sách của mình đối với Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở gần như tất cả các vùng biển, bao gồm cả lãnh hải của Malaysia, Philippines và Việt Nam, bất chấp phán quyết năm 2016 từ một tòa án trọng tài độc lập rằng các yêu sách của Bắc Kinh là vô căn cứ về mặt pháp lý.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng 3 nói rằng Trung Quốc, bằng cách ngăn chặn sự phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng chế, đã ngăn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn tỷ USD dự trữ năng lượng có thể tái tạo.

Hôm 20/7, bà Ortagus cho biết việc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông của Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để bắt nạt, cưỡng ép và đe dọa các quốc gia khác, là hành động "phá hoại hòa bình và an ninh của khu vực".

"Mỹ kiên quyết phản đối sự cưỡng ép và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hoặc hàng hải của mình. Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Gregory Poling - Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), gọi tuyên bố này là "sự thay đổi giọng điệu" để có bước ngoặt mới, chuyển trọng tâm chỉ từ tự do hàng hải sang việc đảm bảo tất cả các hoạt động "hợp pháp" trên Biển Đông.

"Bộ Ngoại giao đã có một bước tiến quan trọng với tuyên bố hôm nay về việc Trung Quốc quấy rối hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam và sử dụng dân quân để gây bất ổn Biển Đông," ông Gregory viết trên Twitter.

Theo kế hoạch, 10 thành viên ASEAN sẽ gặp các đối tác đối thoại, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc, vào tuần tới tại Bangkok trong Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên để thảo luận về các vấn đề khu vực. ASEAN và Trung Quốc đang trong các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử để quản lý căng thẳng ở Biển Đông.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam
Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội

Chiều 9/12, Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Trường tiểu học Thuỷ Xuân (TP. Huế) tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 60 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 800 người tham gia.

Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
Return to top