ClockChủ Nhật, 07/07/2019 14:20

Mỹ là quốc gia xả rác nhiều nhất thế giới

Một nghiên cứu về tình trạng xả rác toàn cầu vừa công bố cho thấy: Mỹ là nước xả rác nhiều nhất thế giới, với tỉ lệ xả rác tính trên đầu người nhiều gấp 3 lần so với tỉ lệ trung bình toàn cầu.

Indonesia 'xóa sổ' con sông dơ nhất thế giớiĐông Timor là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựa

Rác chất đống ở tây bắc thủ đô Washington D.C. Ảnh: WTOP

Theo báo Guardian (Anh), kết quả nghiên cứu mới của Hãng tư vấn rủi ro toàn cầu Verisk Maplecroft cho thấy: Mỹ là nước thải nhiều rác hơn và cũng tái chế rác ít hơn so với các nước phát triển khác.

Nước Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng thải ra tới 12% chất thải rắn đô thị, một tỉ lệ hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước ở châu Á chiếm tới hơn 36% dân số thế giới nhưng chỉ thải ra 27% tổng lượng rác toàn cầu.

Trong khi Mỹ chỉ tái chế được 35% rác thải đô thị thì Đức có tỉ lệ tái chế cao gần gấp đôi: 68%.

Một nhà máy xử lý rác tại Brooklyn, New York. Ảnh: GUARDIAN/GETTY IMAGES

Những số liệu thống kê cũng cho thấy: thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải ngày càng tăng, một phần lớn đáng kể là vấn đề rác thải nhựa đang tràn ngập tại các nước đang phát triển và các đại dương.

Rác thải chưa phân loại chất đống ở nam Philadelphia, Mỹ. Ảnh: HUFFINGTON POST

Hãng Verisk Maplecroft ước tính mỗi năm, trung bình mỗi người Mỹ thải ra 106,2kg rác. "Mỹ là nước phát triển duy nhất có lượng rác thải ra vượt quá khả năng tái chế. Điều này cho thấy rõ việc thiếu một ý chí chính trị và đầu tư trong cơ sở hạ tầng", báo cáo nghiên cứu nhận định.

Năm 2015, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết: Mỹ thải ra 262 triệu tấn rác thải đô thị, hơn một nửa trong số đó được chuyển tới các bãi rác mà không tái chế. Khoảng 13% số rác ấy là nhựa.

Ở phạm vi toàn cầu, theo báo cáo, mỗi năm hơn 2,1 tỉ tấn rác thải ra, đủ để lấp đầy 822.000 bể bơi theo chuẩn Olympic. Chỉ 16% trong đó được tái chế. Kể từ năm 1950, nhân loại đã thải ra 8,3 tỉ tấn rác.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top