ClockThứ Bảy, 18/05/2019 14:46

Đông Timor là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựa

TTH.VN - Trong bối cảnh đại dương đang tràn ngập rác thải, sau khi ký kết thành công thỏa thuận hợp tác với các nhà nghiên cứu Australia để xây dựng nhà máy tái chế mang tính cách mạng, Đông Timor sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựa sau khi sử dụng.

Các hãng hàng không cần nhanh chóng loại bỏ sản phẩm nhựa dùng 1 lầnADB chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống ô nhiễm biển ở châu Á - Thái Bình DươngSáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở AustraliaĐông Nam Á trước nguy cơ trở thành bãi rác thải nhựa khổng lồASEAN trước nguy cơ đa dạng sinh học ngày càng bị thu hẹp

Mọi phế phẩm nhựa của Đông Timor sẽ được tái chế và đưa trở lại chuỗi cung ứng. Ảnh: Asiaone News

Nhà máy trị giá 40 triệu USD sẽ hoạt động với mục tiêu đảm bảo rằng không có bất kỳ sản phẩm nhựa đã qua sử dụng nào ở đất nước Đông Nam Á này sẽ trở thành rác thải. Thay vào đó, tất cả mọi phế phẩm nhựa sẽ đều được tái chế thành sản phẩm mới.

Được biết, giới chức Đông Timor đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty công nghệ Mura của Australia, trong đó cam kết sẽ thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên “Respect”, hoạt động nhằm hỗ trợ vận hành nhà máy tái chế nhựa. Dự kiến nhà máy sẽ chính thức được ra mắt và đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Trả lời báo giới, Giáo sư Thomas Maschmeyer – người đồng phát minh công nghệ tái chế cho biết: “Đây là một quốc gia nhỏ, nơi chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên và thực hiện tốt tuyên bố biến đất nước trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựa. Nhựa nếu không xử lý đúng cách sẽ cực kỳ nghiêm trọng và có hại. Song nếu biết cách loại bỏ chúng, thì đây sẽ là điều tuyệt vời”.

Tại nhiều quốc gia châu Á, nơi có các nền kinh tế và dân số phát triển nhanh chóng, cùng nhiều bờ biển rộng và thành phố đông dân cư, tình trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương rất dễ dàng nhận thấy. Trước tốc độ phát triển quá nhanh, các dịch vụ thu gom rác thải đã không thể bắt kịp và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Theo thống kê, hơn 8 triệu tấn phế phẩm nhựa bị đổ thẳng xuống biển mỗi năm. Các nhà phân tích so sánh, điều này tương đương với mỗi phút, một xe tải nhựa chưa qua xử lý sẽ tràn xuống biển. Trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan là các quốc gia xả thải nhiều nhất.

Bên cạnh tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và động vật hoang dã, nhóm APEC 21 cho biết ô nhiễm nhựa khiến du lịch của khu vực, cũng như ngành công nghiệp đánh bắt, vận chuyển tổn thất 1,3 tỷ USD/năm.

Nhằm giải quyết vấn đề này, nhà máy tái chế nhựa mới đặt tại Đông Timor sẽ sử dụng công nghệ hóa học để nhanh chóng biến rác thải nhựa thành chất lỏng hoặc khí mà không cần thêm dầu khoáng, điều mà không có bất kỳ công nghệ tái chế nào làm được trước đây. Sau quá trình này, nhựa lỏng sẽ được tái chế thành sản phẩm mới và đưa trở lại vào chuỗi cung ứng tuần hoàn.

Đan Lê (Lược dịch từ Asiaone News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top