ClockThứ Sáu, 13/10/2017 06:47

"Mỹ rút khỏi UNESCO là sự mất mát đối với chủ nghĩa đa phương"

TTH.VN - Người đứng đầu Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp quốc (UNESCO) vừa lên tiếng về quyết định rút khỏi cơ quan này của Mỹ.

Hàn Quốc trở thành thành viên của Ủy ban Đa dạng Văn hoá UNESCOUNESCO công nhận đảo Okinoshima Nhật Bản là Di sản Thế giớiUNESCO: Australia cần hành động tích cực hơn để bảo tồn rạn san hôÔng Phạm Sanh Châu: Tự hào khi ứng cử tổng giám đốc UNESCOUNESCO đề cao tầm quan trọng của giáo dục đa ngôn ngữ

Trụ sở UNESCO tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: UNESCO

"Đây là sự mất mát đối với UNESCO, là một tổn thất đối với gia đình Liên Hiệp quốc. Đây cũng là một sự mất mát đối với chủ nghĩa đa phương”, Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova khẳng định trong một tuyên bố.

Bà Bokova nói thêm: "Tính toàn thể là quan trọng đối với sứ mệnh của UNESCO trong việc tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế trước những hận thù và bạo lực, để bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm"; bà cũng lưu ý rằng, UNESCO sẽ tiếp tục xây dựng một thế kỷ 21 bình đẳng, hòa bình và công bằng hơn.

"Hiện nay, điều này càng trở nên đúng hơn, trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan bạo lực và chủ nghĩa khủng bố, đòi hỏi phải có những phản ứng mới và lâu dài cho hoà bình và an ninh, để chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa chống Do Thái, để chống lại sự thiếu hiểu biết và phân biệt đối xử", Tổng giám đốc UNESCO nhấn mạnh.

Bà Bokova cũng nêu rõ niềm tin rằng, người Mỹ ủng hộ các hành động của UNESCO để khai thác những công nghệ học tập mới; tăng cường hợp tác khoa học, vì sự bền vững của đại dương; thúc đẩy tự do ngôn luận, bảo vệ sự an toàn của các nhà báo; trao quyền cho các bé gái và phụ nữ; giúp đỡ các xã hội phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp, thiên tai và xung đột; và nâng cao trình độ văn hoá, chất lượng giáo dục.

Trước đó vào ngày 12/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rút khỏi UNESCO và quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 31/12/2018.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News & BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Return to top