Thế giới

Ông Phạm Sanh Châu: Tự hào khi ứng cử tổng giám đốc UNESCO

ClockThứ Ba, 25/04/2017 13:29
Ngày 27/4, ông Phạm Sanh Châu, trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sẽ bước vào cuộc phỏng vấn cho vị trí Tổng giám đốc UNESCO.

Ứng viên Tổng giám đốc UNESCO Phạm Sanh Châu - Ảnh: NVCC

Ngày 24/4, ông Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, cho biết ông sẽ bắt đầu trả lời phỏng vấn cho vị trí Tổng giám đốc UNESCO bắt đầu từ 9h30 thứ năm ngày 27/4 theo giờ Paris, tức 14h30 giờ Hà Nội.

Trước đó, 11h sáng 24/4 theo giờ Paris, ông Michel Worbs - Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) – đã công bố kết quả họp kín về việc bốc thăm thứ tự trả lời phỏng vấn và thứ tự nhóm nước đặt câu hỏi cho 9 ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc UNESCO.

Các ứng cử viên sẽ trả lời phỏng vấn tại trụ sở UNESCO ở Paris trong hai ngày 26-27 tháng 4. Ông Phạm Sanh Châu là người thứ 6 trả lời phỏng vấn, kéo dài 90 phút.

Theo thông lệ, mỗi buổi phỏng vấn các ứng cử viên sẽ gồm 2 phần: đầu tiên, các ứng cử viên sẽ có bài trình bày riêng, sau đó sẽ trả lời các câu hỏi của các thành viên trong Hội đồng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (hai ngôn ngữ làm việc của Ban thư ký UNESCO).

Ông Phạm Sanh Châu chia sẻ rằng đây là một cuộc thi quan trọng và ông cảm thấy rất hồi hộp.

“Nó không những là kỳ thi quan trọng cho bản thân mà còn bởi vì mình là hình ảnh đại diện cho Việt Nam, là niềm tự hào quốc gia.” - Ông nói.

Ông Châu bộc bạch đã từng nhiều lần chinh chiến thi cử trong và ngoài nước nhưng chưa bao giờ cảm thấy sức ép về tâm lý lớn đến thế.

“Kỳ thi này ngoài sự mênh mông rộng lớn của kiến thức, phải sử dụng nhiều ngoại ngữ để nghe hiểu, diễn đạt hoàn hảo khả năng xử lý nhanh và chính xác nhất các câu hỏi và trả lời gãy gọn thuyết phục đó còn là sức ép trong phần thi được truyền hình trực tiếp toàn cầu. Hơn nữa cần chút tâm linh cho thanh thản” - ông chia sẻ.

Theo hiến chương của UNESCO, Tổng giám đốc do Hội đồng chấp hành đề cử và được Đại hội đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 4 năm. Vị trí tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ và chỉ được bầu nhiều nhất là 2 nhiệm kỳ.

Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của UNESCO. Ông Phạm Sanh Châu cho biết Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO sẽ quản lý ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng và trung tâm thuộc UNESCO.

Sau khi phỏng vấn, Hội đồng Chấp hành sẽ bỏ phiếu kín chọn ứng cử viên duy nhất vào tháng 10/2017.

Tháng 11/2017, Chủ tịch của Hội đồng Chấp hành sẽ thông báo cho Đại hội đồng tên ứng viên mà Hội đồng Chấp hành đã chọn. Đại Hội đồng sẽ xem xét đề cử này và bỏ phiếu kín bầu người thắng cử chính thức.

9 Ứng cử viên vị trí Tổng giám đốc UNESCO và Chủ tịch Hội đồng chấp hành - Ảnh: Phạm Sanh Châu cung cấp

9 ứng cử viên nặng ký

Cùng tranh tài với ông Phạm Sanh Châu cho vị trí tổng giám đốc UNESCO có 8 ứng cử viên “nặng ký” khác bao gồm:

- Bà Audrey Azoulay - Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông của Pháp;

- Ông Juan Alfonso Fuentes Soria - nguyên Phó Tổng thống Guatemala;

- Bà Moushira Khattab - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Bộ trưởng Y tế Ai Cập;

- Ông Polad Bülbüloglu - nguyên Bộ trưởng Văn hóa Azerbaijan;

- Ông Hamad bin Abdulaziz Al-Kawari - Cố vấn Cao cấp của Quốc vương Qatar, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Nghệ thuật, và Di sản;

- Ông Qian Tang (Trung Quốc) - đương kim Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO, phụ trách giáo dục, nhóm các nước Châu Á Thái Bình Dương;

- Ông Saleh Al-Hasnawi (Iraq) - nguyên Bộ trưởng Y tế Iraq;

- Bà Vera El-Khoury Lacoeuilhe - Cố vấn cấp cao Bộ Văn hóa của Li Băng.

Các ứng cử viên được phân thành 6 nhóm, bao gồm: nhóm các nước Đông Âu, Tây Âu, Mỹ la tinh, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi, và Trung Đông

Theo Tuổi Trẻ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Trong cuộc họp lần thứ 219 vừa được tổ chức tại Paris (Pháp), Ban điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua việc bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nâng tổng số công viên địa chất toàn cầu lên 213, thuộc 48 quốc gia trên khắp thế giới.

UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Brussels của Bỉ đang tìm cách bảo vệ 2 văn hóa truyền thống lịch sử gồm nghệ thuật múa rối và một tấm thảm hoa rộng 1.680m2 được trưng bày 2 năm một lần trước tòa thị chính thủ đô Brussels, bằng cách đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Return to top