ClockThứ Ba, 19/02/2019 14:35

Mỹ - Trung tiếp tục vòng đàm phán thương mại mới

Trong một tuyên bố, Nhà Trắng nêu rõ các cuộc đàm phán Mỹ-Trung mới nhằm "đạt được những thay đổi cơ cấu cần thiết ở Trung Quốc" vốn tác động đến mối quan hệ hai nước.

Trước hạn chót đình chiến, Mỹ và Trung Quốc phát đi tín hiệu tích cựcĐàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung: Khó khăn nhưng lạc quanCác nước cam kết đóng góp cho thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 2, phải) cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (thứ 3, trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (thứ 2, trái) tại vòng đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 14/2/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hai bên cũng sẽ thảo luận cam kết của Trung Quốc trong việc mua một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Tuyên bố cho biết Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer sẽ dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ, gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Cố vấn kinh tế Larry Kudlow (La-ri Cút-lâu), và Cố vấn thương mại Peter Navarro.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trưởng đoàn đàm phán thương mại, Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ dẫn đầu phái đoàn nước này.

Trước đó, ngày 14/2, Trung Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao mới tại Bắc Kinh nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước. Tuy nhiên, vòng đàm phán này đã kết thúc mà không có đột phá, theo đó, không có tuyên bố nào được đưa ra.

Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá các cuộc đàm phán vẫn đạt được những tiến bộ nhất định. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết hai nước "sẽ tiếp tục bàn bạc về tất cả những vấn đề nổi cộm" trước thời hạn chót ngày 1/3 tới.

Theo kế hoạch, nếu tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung không đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3 tới, Mỹ sẽ tăng mức áp thuế từ 10% hiện nay lên mức 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 200 tỷ USD.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top