ClockChủ Nhật, 17/02/2019 14:45

Trước hạn chót đình chiến, Mỹ và Trung Quốc phát đi tín hiệu tích cực

Phát biểu trước báo giới tại Nhà Trắng ngày 16/2, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông có khả năng sẽ kéo dài thời hạn chót tăng thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc nếu cảm thấy hai bên gần đạt được thỏa thuận hoặc thỏa thuận đang đi đúng hướng.

Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ - Trung: Khó khăn nhưng lạc quanCác nước cam kết đóng góp cho thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2Pakistan: Xuất khẩu tóc thật - ngành công nghiệp sinh lờiTrung Quốc, Ấn Độ sẽ trở thành hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang có những tín hiệu khả quan. Ảnh: AP
Ông Donald Trump cũng nhấn mạnh nước Mỹ hơn bao giờ hết đang ở thời điểm gần "đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự" với Trung Quốc, đồng thời nói rằng ông sẽ "vinh dự" xóa bỏ các mức thuế quan cao nếu một thỏa thuận có thể đạt được. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cũng thừa nhận các cuộc đàm phán này "rất phức tạp".
 
Tổng thống Trump nói: "Chúng tôi sẽ tạo ra sân chơi công bằng. Thuế quan đang gây tổn hại nặng nề cho Trung Quốc và họ không muốn điều này. Nếu hai bên đạt thỏa thuận thương mại thì đó là vinh dự của tôi khi dỡ bỏ thuế quan, còn nếu không thì nhiều tỷ đô la Mỹ sẽ chảy vào kho bạc của chúng ta, điều mà chúng ta chưa bao giờ có trước đây với Trung Quốc. Nếu hai bên đạt thỏa thuận thương mại thì quan hệ giữa hai nước sẽ rất tốt. Tôi nghĩ cuối cùng họ cũng sẽ phải tôn trọng đất nước chúng ta”.
 
Dù ông Donald Trump không cần đến sự ủng hộ của các nhà lập pháp trong việc áp đặt hoặc dỡ bỏ thuế quan nhưng ông cho biết sẽ xem xét về việc đưa những đại diện của đảng Dân chủ vào bàn đàm phán. Động thái này cho thấy có thể ông đang chuẩn bị đưa ra một thỏa thuận thương mại tiềm năng với Trung Quốc tại Washington. Một số đại diện đảng Dân chủ đã gây áp lực cho ông Donald Trump về việc phải cứng rắn hơn với Trung Quốc.
 
Những ý kiến của ông Donald Trump cho thấy hai bên có thể tiến tới một thỏa thuận sau hai ngày diễn ra các cuộc đàm phán cấp cao tại Bắc Kinh. Các quan chức của hai nước cho biết họ đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận ban đầu và sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán vào tuần tới tại Washington.
 
Trong khi đó, theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như cũng rất lạc quan, cho biết vòng đàm phán kéo dài 1 tuần vừa rồi "đã đạt được sự tiến triển quan trọng”. Sau khi vòng đàm phán tuần này kết thúc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc gặp với ông Đại diện thương mại Mỹ Lighthizer và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi đi đến một thỏa thuận Trung-Mỹ mà cả hai nước đều có thể chấp nhận.
 
Trước đó vào ngày 15/2, vòng đàm phán thương mại cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra tại Bắc Kinh đã kết thúc mà không có đột phá, theo đó không có tuyên bố nào được đưa ra. Tuy nhiên, cả Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá các cuộc đàm phán vẫn đạt được những tiến bộ nhất định. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết hai nước "sẽ tiếp tục bàn bạc về tất cả những vấn đề nổi cộm" trước thời hạn chót ngày 1/3 tới.
 
Theo kế hoạch, nếu tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung không đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3 tới, Mỹ sẽ tăng mức áp thuế từ 10% hiện tại lên 25% đối với lượng hàng hóa từ Trung Quốc với giá trị 200 tỷ USD.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top