ClockChủ Nhật, 25/02/2018 16:16

Năm cách để phát triển châu Á toàn diện

TTH - Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính, 54,3% dân số toàn cầu hiện đang tập trung sống tại khu vực thành thị. Nhiều khả năng trong tương lai, con số này sẽ tăng lên với tốc độ chóng mặt.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương TâyAnh sẽ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á sau Brexit10 quốc gia chiếm hơn 95% ca HIV mới ở châu Á -Thái Bình DươngSự đa dạng của châu Á là “tài sản” trong thế giới toàn cầu hoá

Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng rõ ràng với những tòa nhà chọc trời, ngành công nghiệp nặng tăng trưởng vững mạnh và bùng nổ lao động di cư. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề cần được nhìn nhận về mọi mặt, khi đô thị hóa mang lại cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển của châu Á.

Một thành phố cần có cả trái tim và linh hồn để phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Travel Leisure

Đơn cử, vấn đề loại trừ xã hội (Social exclusion) được thể hiện ở nhiều khía cạnh bao gồm: sự rập khuôn về giới tính trong tuyển dụng lao động, phân biệt chủng tộc trong tuyển sinh và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của tầng lớp người nghèo khổ, dễ tổn thương vẫn còn rất thấp.

Phát triển đô thị bền vững không thể thực hiện hoặc đạt được thành quả tích cực nếu một số thành phần trong xã hội gặp nhiều khó khăn trong quá trình cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội hoặc chưa tiếp cận được với mức phúc lợi cá nhân hợp lý...

Để cải thiện cơ sở hạ tầng, ổn định xã hội, cải thiện đời sống người dân nói riêng và khu vực nói chung, chính phủ các nước châu Á cần trao quyền cho người dân. Dưới đây là 5 cách tiếp cận để chính quyền có được định hướng rõ hơn về quá trình phát triển châu Á vững mạnh, toàn diện.

1. Tập trung chú ý, tích cực quan tâm tầng lớp người nghèo khổ, dễ tổn thương

Thứ nhất, cần phải xác định chính xác những nhóm người dễ bị tổn thương vẫn còn chịu đựng cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn ở khu vực thành thị. Đây là nhóm người không có hoặc ít khả năng đối phó các rủi ro, thay đổi về tự nhiên, kinh tế. Đa số người dân trong tầng lớp này là những cá nhân thất nghiệp, người già, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ và người khuyết tật.

Do ảnh hưởng từ tốc độ mở rộng khu vực thành thị quá nhanh kết hợp với bùng nổ dân số sống tại các khu đô thị và chính sách nhà ở lỗi thời, nhiều đất nước trong khu vực châu Á vẫn ghi nhận tỷ lệ người dân sống trong khu ổ chuột tương đối cao. Ở một số quốc gia bao gồm Pakistan, số lượng người nghèo khổ, dễ tổn thương chiếm khoảng ½ dân số, tương ứng với khoảng 45,5% trong tổng số 189,4 triệu người vào năm 2015.

Nhằm hạn chế tối đa sự gia tăng của số lượng người nghèo, các công trình dân dụng được xây dựng để cải thiện điều kiện sống cho người dân, cũng như kế hoạch tái thiết hệ thống cung cấp nước tại nhiều khu vực cần được ưu tiên triển khai nhanh nhất có thể. Một khi các dự án trọng điểm hoàn thành, người nghèo mới có nhiều cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ cá nhân cơ bản nhất. Ngoài ra, nâng cấp cơ sở hạ tầng nên tập trung chủ yếu vào mục tiêu cung cấp đầy đủ chỗ ở ổn định cho lớp người dễ bị tổn thương.

2. Đổi mới

Lãnh đạo các cấp chính quyền cần chọn lọc, tích hợp các thực tiễn, phương pháp phát triển tốt đẹp của quốc tế và sự đổi mới trong các dự án để áp dụng phù hợp vào hệ thống phương pháp phát triển truyền thống của nước nhà.

Các hoạt động đổi mới có thể giúp xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn và tạo ra sự cân bằng giữa thành quả kinh tế, phát triển xã hội công bằng mà vẫn bảo vệ môi trường tự nhiên.

3. Tăng cường bình đẳng giới

Ở những quốc gia có phụ nữ vẫn còn chịu cảnh phân biệt giới tính, phân biệt đổi xử khiến cơ hội việc làm thấp, thậm chí là không được bảo vệ khỏi những tệ nạn như quấy rối tình dục..., chính phủ các nước cần nhanh chóng can thiệp giải quyết ngay vấn nạn này. Thêm vào đó, cần chú trọng thiết lập tính bình đẳng về cơ hội làm việc của cả hai giới, để từ đó từng bước mở rộng lực lượng lao động giúp phát triển kinh tế, xã hội toàn diện hơn.

Cụ thể, với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thành phố Sialkot của Pakistan đang lên kế hoạch triển khai dự án taxi Uber dành riêng cho phụ nữ. Dự án được kỳ vọng sẽ làm giảm nguy cơ phụ nữ bị lạm dụng tình dục trong xe taxi, cùng lúc mang lại hy vọng tuyển dụng việc làm cho một lượng lớn lao động phụ nữ ứng tuyển vị trí lái xe. Về lâu dài, dự án này chú trọng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự quan tâm của phụ nữ về việc tự lái xe và tạo ra cơ hội để phụ nữ có thể phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh

Những ý tưởng sáng tạo tác động rất lớn đến quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị hiệu quả. Tái cơ cấu không gian đô thị có thể tiết kiệm năng lượng và giúp xây dựng cộng đồng, nhất là khi công dân cũng tham gia vào quá trình này.

5. Quản trị thực nghiệm, cải cách chính sách

Quản trị thực nghiệm có nghĩa là các thành viên của xã hội ở các cấp khác nhau cùng tham gia vào thiết kế và thực hiện chính sách để tăng cường hòa nhập xã hội. Các ngân hàng phát triển đa phương cần đi liền với kế hoạch phát triển địa phương cũng như các dự án quy hoạch phát triển quốc gia để giúp các nước thành viên đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Nhìn chung, phát triển toàn diện cần có tiến bộ cả về định tính và định lượng. Một thành phố cần có cả trái tim và linh hồn để phát triển mạnh mẽ, văn minh thay vì chỉ chú trọng tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hiện đại.

Hạnh Nhi 
(Lược dịch từ Asia Development Blog)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top