ClockThứ Sáu, 16/09/2016 06:53

Nạn di dời trở thành gánh nặng cho các nước nghèo

TTH.VN - Đại đa số những người phải di dời bởi các cuộc xung đột kéo dài trên thế giới đang được các nước đang phát triển tiếp nhận, theo một báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành ngày 15/9.

Hy Lạp đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng người tị nạnLHQ hoan nghênh cam kết chung bảo vệ người tị nạn

Người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Khoảng 65 triệu người, tương đương với 1% dân số toàn cầu bị buộc phải di dời, bao gồm cả những người tị nạn ra nước ngoài và người di dời trong nước. Hầu hết những người này phải chạy trốn khỏi chiến tranh ở Syria, Afghanistan, Somalia và Sudan, báo cáo trên cho hay; đồng thời lưu ý rằng, khủng hoảng người tị nạn hiện nay là cuộc khủng hoảng lớn thứ hai kể từ Thế chiến II.

Đến cuối năm 2015, 95% những người phải di dời đã tạm trú ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia bất ổn, tạo nên gánh nặng đối với sự phát triển của nước chủ nhà, cũng như làm gia tăng xung đột xã hội.

"Phong trào tị nạn gây ra phản ứng bài ngoại, ngay cả ở các nước có thu nhập cao. Điều này có thể đe dọa sự đồng thuận giữa các nước, yếu tố giúp tạo nền móng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu", báo cáo của WB nhấn mạnh.

Đến cuối năm ngoái, 3 trong số các nước láng giềng của Syria là Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan tiếp nhận 27% tổng số người tị nạn, trong khi Pakistan và Iran là nơi cư trú của 16% những người tị nạn này.

Báo cáo của WB lên tiếng kêu gọi sự tham gia lớn hơn của các khu vực phát triển trên thế giới trong việc đối phó với khủng hoảng tị nạn, bằng cách hỗ trợ những phương pháp mới để có thể đi đến các giải pháp bền vững.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top