ClockThứ Ba, 14/03/2017 09:21

NATO ứng phó với một thế giới ngày càng nguy hiểm hơn

Ngày 13/3, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã công bố báo cáo năm 2016, trong đó chỉ ra rằng liên minh quân sự này đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ 1 tỷ công dân của 28 nước thành viên.

Mỹ, EU và NATO đưa ra tuyên bố về mối quan hệ đồng minhPháp: NATO cần tăng cường hành động vì các mối đe dọaNgoại trưởng NATO nhóm họp tìm hướng ứng phó thách thức an ninh

Binh sỹ Mỹ trong một đợt triển khai tại Olszyna, Ba Lan ngày 12/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Báo cáo nhấn mạnh việc NATO đã thích nghi như thế nào với một môi trường an ninh mới thông qua tăng cường phòng vệ tập thể và đưa ra các biện pháp ổn định bên ngoài biên giới. 

Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu đa quốc gia đã được triển khai ở Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. NATO cũng đã thực hiện đối thoại chính trị với Nga thông qua ba cuộc họp Hội đồng Nga-NATO trong năm vừa qua. 

Tổng Thư ký Stoltenberg nhấn mạnh NATO đã hành động nhiều hơn để đảm bảo tính ổn định của các dự án đã triển khai, ví dụ đào tạo các lực lượng tại chỗ ở Afghanistan và Iraq để chống khủng bố. NATO cũng gửi các nhóm đào tạo đến các nước như Maroc, Tunisia hay Jordan. 

Các máy bay phát hiện và cảnh báo sớm AWACS của NATO đã thực hiện các phi vụ hỗ trợ hoạt động của liên quân trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và một sư đoàn tình báo đã được NATO thành lập nhằm nghiên cứu sâu hơn các mối đe dọa mà liên minh này đang phải đối mặt. 

Tổng Thư ký cũng kêu gọi các thành viên tiếp tục tăng chi tiêu cho quốc phòng. Ông cho biết trong năm 2016, 23 nước đồng minh đã tăng 3,8% chi tiêu quốc phòng so với năm trước, tương ứng với số tiền tăng thêm là 10 tỷ USD. 

Trong năm 2016, mới chỉ 5 nước có ngân sách quốc phòng ở mức trên dưới 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cho biết các nước thành viên sẵn sàng chấp thuận nâng mức chi tiêu cho quốc phòng nên việc đạt mục tiêu trên là khả thi. 

Ông Stoltenberg nhấn mạnh các nước đồng minh châu Âu đã thống nhất dành tối thiểu 2% GDP cho ngân sách quốc phòng từ năm 2000. Ông cũng thông báo Romania đạt mức 2% vào năm nay, còn hai nước Latvia và Litva cũng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2018. 

Tổng Thư ký khuyến khích các nước đồng minh tăng cường chi tiêu cho quốc phòng và tuyên bố rằng đây sẽ là một nội dung then chốt của Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 5 tới tại Brussels./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top