ClockThứ Hai, 06/11/2017 13:18

Nền kinh tế số bị giới hạn là thách thức cho APEC

Rào cản thương mại và giới hạn đối với nền kinh tế số là những trở ngại chính cho các thành viên APEC, theo Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Murray Hiebert.

Đem đặc sản miền Trung lên bàn đại tiệcTổng thống Mỹ có thể gặp Tổng thống Nga tại Hội nghị APEC tại Việt Nam11 thành viên TPP có thể nhóm họp cấp cao bên lề APEC tại Đà NẵngNhững điều kỳ thú về bản sắc APEC

Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng. Nhân dịp này, chuyên gia kỳ cựu Murray Hiebert chia sẻ với Thanh Niên những nhận định về cơ hội cũng như khó khăn đối với các nền kinh tế thành viên.
 
Thanh Niên: Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC, sự kiện quan trọng nhất trong năm APEC 2017 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Ông nhận định như thế nào về thành tựu của APEC trong thời gian qua?
 
Ông Murray Hiebert: Thành tựu lớn nhất của APEC trong những năm gần đây là việc các quan chức tận lực để dỡ bỏ rào cản thương mại và tạo sân chơi cân bằng giữa khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nhiều bước tiến này có vẻ nhỏ nhưng đã tạo tác động vô cùng lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trong khối APEC.
Ông Murray Hiebert, Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS). Ảnh: Sputnik
 
Thanh Niên: Theo ông, đâu là những khó khăn lớn đối với các nền kinh tế APEC và cần làm gì để vượt qua thách thức đó?
Ông Murray Hiebert: Một trong những thách thức lớn nhất đối với APEC trong năm nay là một số nước có động thái giới hạn nền kinh tế số. Cuối cùng thì điều này sẽ gây bất lợi cho sự phát triển thương mại điện tử và tăng trưởng của mỗi nền kinh tế.
 
Thanh Niên: Để phát huy tối đa hiệu quả của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các bên cần có hành động gì? Liệu có thỏa thuận nào tốt hơn cho các nền kinh tế trong khu vực không thưa ông?
 
Ông Murray Hiebert: Từ khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 thành viên còn lại đang đàm phán về việc thành lập TPP-11. Tôi vẫn nghĩ TPP là một trong những động lực tốt nhất để thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên,  TPP-11 lại thiếu mất nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có 2 nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là cần tránh chủ nghĩa bảo hộ và thiết lập các rào cản thương mại.

Thanh Niên: Theo ông thì thỏa thuận thương mại nào phù hợp nhất đối với Việt Nam? Và các nước ASEAN cần làm gì để phát huy tốt nhất các thỏa thuận thương mại?

Ông Murray Hiebert: TPP-12 gồm có cả Mỹ sẽ rất tốt cho Việt Nam. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng có nhiều lợi thế cho Việt Nam khi gia nhập TPP-11, và hy vọng Mỹ dần dần sẽ tham gia trở lại. Các nước ASEAN đang đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thỏa thuận tự do thương mại song phương với một số nước châu Âu. Tôi không nghĩ Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump sẽ đồng ý thỏa thuận tự do thương mại với ASEAN, nhưng khối này nên đưa ra đề xuất và xem phản hồi ra sao.
 
Xin cảm ơn ông!
Theo Thanh Niên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top