ClockThứ Sáu, 09/11/2018 06:40

Ngân hàng ASEAN nhóm họp về các vấn đề ngành và phát triển

TTH.VN - Hơn 200 Giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao từ 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tham dự Hội nghị Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN lần thứ 48, được tổ chức từ ngày 7-8/11 tại Jerudong, Brunei.

ADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEANASEAN+3 cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộHội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 4ASEAN gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ thêm 2 nămASEAN thận trọng với tốc độ hội nhập tài chính

Hơn 200 Giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao ASEAN đã tham dự hội nghị. Ảnh: Borneo Bulletin

Hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng Brunei (BAB) tổ chức là nơi các nhà lãnh đạo ngân hàng hàng đầu của ASEAN thảo luận những chủ đề về lãi suất ngân hàng khu vực, như sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, việc thực hiện các biện pháp tăng cường sự tham gia từ bên ngoài vào các thị trường trong khu vực, giới thiệu các sáng kiến thực hành tốt nhất, tài chính bền vững và có trách nhiệm, cũng như nhu cầu số hóa ngành công nghiệp để thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên.

Trong một bài phát biểu, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Aladdin D Rillo cho hay, ASEAN đã và đang phát triển ngành tài chính để vượt qua bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào trong tương lai, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây 18 năm.

“Nhiều quốc gia thành viên ASEAN thích nghi và tái cấu trúc các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của họ trong suốt những năm qua. Những phát triển này cho phép khu vực thu hút các khoản đầu tư vào thương mại và dòng vốn. Ngành ngân hàng nói chung trong ASEAN cũng được tăng cường để mở rộng sự tham gia của nước ngoài vào các thị trường nội địa của khu vực", ông Aladdin D Rillo nhận định.

Về phần mình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Brunei, ông Abdul Razak bin Abdul Malek cho rằng, một trong những mục tiêu của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) là tăng cường “tiếng nói” của ASEAN trong các nỗ lực vận động chính sách toàn cầu và khu vực.

"Hiệp hội Ngân hàng ASEAN cũng nhằm mục đích đóng góp vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và hỗ trợ khu vực tư nhân phù hợp với các mục tiêu của AEC, cung cấp giáo dục để thúc đẩy thực hành ngân hàng tốt nhất trong các quốc gia thành viên, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác tích cực giữa các tổ chức ngân hàng ASEAN, cũng như nuôi dưỡng tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các ngân hàng”, ông Abdul Razak bin Abdul Malek nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Borneo Bulletin & ANN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top