ClockThứ Năm, 15/11/2018 06:52

Ngành đánh bắt cá của Philippines đối mặt nguy cơ biến mất vào năm 2050

TTH.VN - Việc khai thác thủy sản biển ở Philippines có thể biến mất vào năm 2050, theo những dự báo mới nhất được đưa ra trong một nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành hàng hải, bài viết được đăng tải trên Science Daily cho biết.

ASEAN và mối đe dọa từ nạn đánh bắt cá quá mứcFAO cảnh báo tình trạng tiêu thụ cá thế giới không bền vữngNhật Bản thắt chặt quy định về đánh bắt cá ngừ vây xanh Thái Bình DươngHàng trăm loài cá sẽ bơi về phía Bắc để tránh tác động của biến đổi khí hậu

Ngành đánh bắt cá ở Philippines đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Ảnh: AFP

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số loài cá biển Philippines phổ biến như bolinaw (cá cơm Philippine); tangigue (cá thu Tây Ban Nha); alumahan (cá thu Ấn Độ); sapsap (cá ngựa); dorado (cá heo)… phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hoặc sụt giảm rất nhiều.

Ông Rollan Geronimo, nhà sinh thái học về biển và đại dương tại Đại học Hawaiʻi, Mānoa, cho biết: “Nằm ở gần xích đạo và có một số vùng biển ấm nhất trên thế giới, sự ấm lên dẫn đến tình trạng bất ổn trong các phản ứng có thể của sinh vật biển khi biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn”.

Ông Geronimo nói rằng nghiên cứu đã đánh giá sự thích ứng với tình trạng của biển ở Phillipines trong tương lai đối với 59 loài, qua đó cho thấy các vùng nước ấm hơn sẽ làm thay đổi đáng kể môi trường sống của tất cả 59 loài đó và làm ảnh hưởng đến thu hoạch, trong đó có 8 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong các vùng biển của Phillipines .

Các vùng biển Philippines đang ấm dần lên

Cá được đánh bắt trong các vùng biển Philippines là một trong những nguồn cung cấp protein có giá phải chăng nhất. Hơn 1,7 triệu ngư dân của đất nước này phụ thuộc vào biển làm sinh kế.

“Nếu giảm thiểu khí nhà kính toàn cầu được thực hiện nghiêm túc vào những năm 2050, các vùng biển trong Khu Kinh tế Độc quyền Philippine sẽ ấm hơn từ 0,77 độ C đến 1,10 độ C”, ông Geronimo nói. "Trường hợp xấu nhất và kịch bản có khả năng xảy ra là với tốc độ phát thải hiện tại và các hành động giảm thiểu sự biến đổi khí hậu chỉ được thực hiện ở quy mô nhỏ, sẽ dẫn đến việc các vùng biển này ấm hơn tới 3,1 độ C và độ mặn cũng thấp hơn", ông cho biết thêm.“Với kịch bản biến đổi khí hậu diễn ra ở mức nhẹ, hầu hết các loài sẽ giảm 15-30% sự phù hợp với môi trường sống, chủ yếu do sự gia tăng ​​nhiệt độ ở bề mặt biển”.

Trong khi đó, Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của LHQ đã cảnh báo trong báo cáo đánh giá lần thứ năm rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra hiện tượng ấm lên ở các đại dương, axit hóa, nước biển dâng và thiếu oxy, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và nghề cá.

Do môi trường nhiệt đới, biển Philippines nằm trong số những vùng biển ấm nhất trên thế giới và các ngư trường của nước này chủ yếu chỉ giới hạn ở vùng biển của các quần đảo phức hợp.

Các mối đe dọa khác

Angel Alcala, một nhà khoa học của Philippines và cựu chủ tịch của Đại học Silliman, chỉ ra rằng các loài được xác định trong nghiên cứu nói chung là cá nước cạn. “Giả sử dòng nước đại dương không thay đổi nhiều, có thể dự kiến ​​rằng các vùng biển sâu hơn 100-200 mét sẽ mát hơn. Các loài cá từ các rặng san hô cạn đến các rạn san hô sâu hơn có thể thoát khỏi sự tuyệt chủng”, ông Alcala nói.

“Đây là lý do tại sao chúng ta nên xác định các loài có thể sống sót trong môi trường sống ở đại dương sâu. Chúng là những loài có thể cung cấp cho con người những thực phẩm giàu protein cần thiết”.

Ngoài ra, ông Rafael Ramiscal, giám đốc bộ phận đánh bắt thủy sản của Cục Thủy sản Philippines, cũng bày tỏ những mối lo ngại khác trước vấn đề này. "Trong khi tìm cách giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu, chúng ta cũng nên nhận ra các mối đe dọa khác đối với thủy sản – trong đó có đánh bắt quá mức, tình trạng có thể làm tăng thêm sự căng thẳng", ông nói.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Science Daily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Return to top