ClockThứ Bảy, 16/03/2019 06:18

Ngành tài chính hỗ trợ nỗ lực chống biến đổi khí hậu của Đông Nam Á

TTH.VN - Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), ngành tài chính có "vai trò mạnh mẽ" trong việc giúp bù đắp các tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ASEAN dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậuCác nền kinh tế ASEAN “mướt mồ hôi” vì nhiệt độ tăngASEAN và vai trò lãnh đạo trong hành động chống biến đổi khí hậu

Tác động tiêu cực liên quan đến khí hậu dẫn đến những thiệt hại kinh tế khổng lồ. Ảnh: ADB

Phát biểu trong Diễn đàn Kinh tế Singapore-Pháp lần thứ hai vào ngày 15/3, bà Jeanne Stampe, người đứng đầu bộ phận tài chính bền vững khu vực châu Á của WWF cho rằng, ngoài thời tiết khắc nghiệt, nước biển dâng và căng thẳng về nhiệt độ kéo dài, mất an ninh nước và thực phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến khu vực.

"Những tác động tiêu cực liên quan đến khí hậu sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế hàng năm ở mức 6,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực ASEAN đến năm 2100, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 2,6%", bà Jeanne Stampe lưu ý.

Mặc dù đã ký kết Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn không đủ sức để giúp giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 2 độ C trong thế kỷ này.

Những nguyên nhân phổ biến bao gồm việc thiếu kinh phí và nhu cầu điện khí hóa nhanh chóng, nhà quản lý đến từ WWF nói thêm.

Qua đó, bà Jeanne Stampe đề nghị các nhà tài chính có thể tránh việc tài trợ cho những dự án không bền vững.

Theo bà Jeanne Stampe, họ cũng có thể vận động các Chính phủ xây dựng những quy trình đấu thầu minh bạch và các thỏa thuận mua bán điện có tính đến tài sản năng lượng tái tạo, có chi phí trả trước cao hơn và chi phí vận hành thấp hơn.

Ngoài ra, còn có nhiều công cụ mà các công ty có thể sử dụng để sắp xếp kế hoạch mở rộng với những công nghệ phù hợp, đồng thời xác định lại mô hình kinh doanh để phù hợp với nền kinh tế mới, bền vững, carbon thấp.

Trong một động thái liên quan, ông Mathieu Girardin, Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty vận tải CMA CGM đã giới thiệu cách công ty của ông đang thực hiện để làm cho hoạt động của công ty tiết kiệm năng lượng hơn.

Ông Benedict Chia, Giám đốc về các vấn đề chiến lược của Ban thư ký Biến đổi khí hậu quốc gia Singapore cũng lưu ý thêm về các mục tiêu phát thải của quốc gia này, bao gồm mục tiêu trong việc tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời lên 350 megawatt đến năm 2020.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

TIN MỚI

Return to top