ClockThứ Ba, 03/09/2019 13:55

Người Indonesia phản ứng trái chiều về kế hoạch chuyển thủ đô đến Borneo

TTH.VN - Người Indonesia đang phản ứng trái chiều về kế hoạch của Tổng thống Joko Widodo dự kiến chuyển thủ đô đến tỉnh East Kalimantan trên đảo Borneo, trong đó những cư dân thủ đô Jakarta hiện nay phản đối mạnh mẽ nhất.

Indonesia: Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tăng gấp đôi giá trị vào năm 2024Indonesia phải di dời thủ đô do thành phố Jakarta đang chìm dầnTuần hành từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần lớn nhất tại Indonesia"Tuần lễ ASEAN 2019" giới thiệu nghệ thuật, du lịch ASEAN tại Hàn QuốcIndonesia tăng cường an ninh trước thềm công bố kết quả bầu cử Tổng thống

Tình trạng tắc nghẽn giao thông thường thấy ở thủ đô Jakarta. Ảnh: Reuters

Khoảng 39,8% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát toàn quốc do công ty KedaiKopi thực hiện đã không đồng ý với kế hoạch này, trong khi đó có 35,6% ủng hộ. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 14-21/8, trùng thời gian tổng thống Widodo trình kế hoạch di chuyển đến Borneo lên Quốc hội vào ngày 16/8, nhưng trước thời điểm công bố vị trí chính xác vào ngày 26/8.

Kết quả khảo sát cho thấy 95,7% cư dân Jakarta đã phản đối kế hoạch. Ông Kunto Wibowo - Giám đốc điều hành tại KedaiKopi, nói rằng điều này là do người dân không được biết rõ về tương lai của thành phố sau khi di dời và kế hoạch của Chính phủ để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Khoảng 48% số người được hỏi đến từ Kalimantan cho biết họ đồng ý với kế hoạch này, trong khi gần 29% phản đối. Tỷ lệ đồng ý cao nhất là của người dân tại đảo Sulawesi lân cận, nơi dự kiến có thể thu tiếp nhận các luồng hàng hóa và dòng người di chuyển, với kết quả 68% ủng hộ.

Chính phủ đang hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận của Quốc hội trong năm nay. Các công trình công cộng dự kiến sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm tới và hoàn thành vào năm 2023, tiếp đến là các cơ quan của Chính phủ và các cơ sở khác. Hoạt động di chuyển thủ đô chính thức dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top