ClockThứ Sáu, 16/08/2019 14:44

Indonesia phải di dời thủ đô do thành phố Jakarta đang chìm dần

TTH.VN - Jakartar hiện là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới với 1/3 diện tích có thể bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu tốc độ nước biển dâng tiếp tục duy trì như hiện tại.

Đoàn kết là nhân tố chính cho sự thống nhất của ASEANĐổi rác thải nhựa lấy vé đi xe buýtIndonesia thắt chặt hoạt động nhập khẩu phế phẩm nhựaTuần hành từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần lớn nhất tại IndonesiaIndonesia dự thảo luật đánh thuế VAT các sản phẩm và dịch vụ trực tuyếnIndonesia: Hàng nghìn người sơ tán sau động đất mạnh 7,1 độ

Một thánh đường phía bắc thủ đô Jakartar bị bỏ hoang do nước biển xâm thực. Nguồn: Business Insider

Việc khai thác không kiểm soát trữ lượng nước ngầm hàng thập kỷ, mực nước biển dâng cao và các hình thái thời tiết cực đoan là những nguyên nhân làm cho những dải đất của thành phố dần biến mất.

Thủ đô này được xây dựng trên nền của một vùng đầm lầy trong khu vực trước đây từng có động đất, gần khu vực hợp lưu của 13 con sông. Đã vậy, nền đất của thành phố phải chịu thêm áp lực của quá trình phát triển không kiểm soát, giao thông đông đúc và quy hoạch đô thị kém.

Việc khai thác nước ngầm tràn lan và thiếu kiểm soát gây ra hiện tượng sụt lún đất, khiến một số khu vực của Jakarta bị chìm tới 25 cm/năm - gấp đôi mức trung bình toàn cầu của các thành phố lớn ven biển.

Một số khu vực còn có độ cao thấp hơn mực nước biển 4m. Lũ lụt trở nên phổ biến trong mùa mưa và sẽ tồi tệ hơn khi nước biển dâng do sự ấm lên toàn cầu.

Các biện pháp môi trường hiện tại không hiệu quả, vì vậy “thủ đô của chúng ta sẽ chuyển đến đảo Borneo”, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói trên Twitter.

Quyết định di dời trung tâm hành chính và chính trị của đất nước sẽ là hồi chuông báo tử cho Jakarta, nơi hiện có khoảng 10 triệu cư dân đang sinh sống.

Mặc dù một kế hoạch xây dựng các đảo nhân tạo trong vịnh Jakarta tạo thành một vùng đệm trên biển Java, cũng như một bức tường dài ven biển đã được phê duyệt, nhưng không gì đảm bảo rằng dự án trị giá 40 tỷ USD này - vốn đã bị trì hoãn nhiều năm - sẽ giải quyết được số phận bị nhấn chìm của thành phố.

Trước đây, một bức tường đã được xây dọc theo bờ biển quận Rasdi và các khu phố có nguy cơ cao khác. Nhưng chúng đã bị nứt và có dấu hiệu sụt lún. Nước thấm xuyên qua tường, làm ướt đẫm những con đường hẹp chằng chịt và các khu ổ chuột của thành phố.

Thời gian đã sắp hết cho Jakarta.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top