ClockThứ Năm, 30/05/2019 15:04

Nhật Bản dẫn đầu nỗ lực toàn cầu về nhựa thân thiện với đại dương

TTH.VN - Tạp chí Nikkei ngày hôm nay (30/5) đưa tin, Nhật Bản mong muốn hợp tác với khu vực tư nhân để phát triển nhựa phân hủy sinh học, trong bối cảnh Tokyo đang khuyến khích một sự thúc đẩy về môi trường cả trong nước và trên toàn thế giới.

ASEAN với nỗ lực xử lý ô nhiễm chất thải nhựaCác hãng hàng không cần nhanh chóng loại bỏ sản phẩm nhựa dùng 1 lầnADB chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống ô nhiễm biển ở châu Á - Thái Bình DươngASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngBali cấm nhựa dùng một lần, nhằm giảm 70% rác thải đổ ra biển

Nhựa chiếm phần lớn trong số những loại rác thải dạt vào một bờ biển ở Hawaii. Ảnh: Kyodo

Đề xuất này là một phần của chiến dịch nhằm loại bỏ rác thải nhựa trên biển, kế hoạch tổng thể sẽ được trình lên các thành viên nội các tại Văn phòng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong ngày 31/5.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn tập trung vào mức độ gia tăng của ô nhiễm nhựa trên đại dương trong cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Sự kiện này sẽ được tổ chức vào tháng tới tại thành phố Osaka, Nhật Bản.

Đáng chú ý, Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm; đồng thời các ước tính cho thấy, 8-12 triệu tấn rác thải nhựa kết thúc ở các đại dương hàng năm.

Kế hoạch của Nhật Bản kêu gọi quan hệ đối tác công-tư (PPP) để phát triển vật liệu nhựa tạo ra tác động môi trường tối thiểu trên các đại dương. Chẳng hạn như, loại vật liệu có thể phân huỷ trong nước biển.

Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng dự định chia sẻ kế hoạch này với các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi, diễn ra vào cuối tháng 8 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới chi nhiều tiền hơn cho việc trả nợ so với tổng mức chi cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, gây ra sự cản trở nghiêm trọng đến cơ hội phát triển nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) đang kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế, nhằm làm giảm bất bình đẳng và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu
Nhật Bản cam kết quyên góp 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây thông báo Nhật Bản đã cam kết quyên góp khoảng 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nhằm góp sức vào nỗ lực toàn cầu đối phó với đợt bùng phát dịch bệnh đang hoành hành tại châu Phi và đã bắt đầu xuất hiện cả ở một số châu lục khác.

Nhật Bản cam kết quyên góp 3 triệu liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Gom góp yêu thương, gửi về quê hương

Dù ở xa nhưng trái tim kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nhất là khi đồng bào mình đang chịu nhiều mất mát đau thương vì bão lũ. Mỗi người một tay, họ đã nỗ lực quyên góp kinh phí, huy động thuốc men cùng nhu yếu phẩm hướng về miền Bắc thân yêu…

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương
Nhật Bản: Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

Từ những chiếc áo sơ mi có hình ảnh minh họa sáng tạo về động vật cho đến những chiếc tất “tabi” truyền thống có họa tiết chấm bi, ReArt, một hiệp hội hợp tác phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama, Nhật Bản đang giúp thương mại hóa tác phẩm của các nghệ sĩ khuyết tật.

Nhật Bản Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật
Lượng khí thải metan toàn cầu đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục

“Ngân sách Metan toàn cầu 2024” - một phân tích toàn diện về xu hướng metan và tác động của chúng, được thực hiện bởi liên minh Dự án Carbon toàn cầu, cho thấy lượng khí thải metan trên thế giới đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chủ yếu do hoạt động của con người và điều này đang đe dọa các mục tiêu về khí hậu.

Lượng khí thải metan toàn cầu đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục

TIN MỚI

Return to top