ClockChủ Nhật, 09/06/2019 20:46

Ngành hàng không gây áp lực lên quá trình biến đổi khí hậu

TTH - Dưới áp lực của tình hình biến đổi khí hậu và lịch trình bay thường xuyên, ngành công nghiệp hàng không cho biết việc giảm khí thải là điều rất khó.

Lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậuLãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậuNgành nước thích ứng với biến đổi khí hậuLHQ kêu gọi hành động tích cực hơn để chống biến đổi khí hậu

Ngành hàng không gây áp lực rất lớn đến biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP

Trong những năm gần đây, các nhà hoạt động khí hậu đã và đang tích cực khuyến khích du khách giảm, hoặc không di chuyển bằng đường hàng không. Động thái được đưa ra trong bối cảnh ngành hàng không đang thải ra quá nhiều khí thải Carbon, với 285g CO2/km đi được, cao hơn so với tất cả các phương tiện khác. Cụ thể, đường bộ 158g CO2/km và đường sắt 14g CO2/km.

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ước tính, ngành vận tải hàng không chiếm 2% lượng khí CO2 thải ra trên toàn cầu, tương đương với tổng lượng phát thải của Đức. Đồng thời máy bay cũng thải ra Oxit Nito, nên ngành công nghiệp này cũng chịu trách nhiệm cho 5% sự nóng lên toàn cầu.

Đối mặt với nhiều áp lực, ngành công nghiệp đã cam kết cải thiện hiệu suất nhiên liệu tương ứng 1,5%/năm trong giai đoạn 2009 - 2020 và giảm 50% khí thải Carbon vào năm 2050. Song đây là một thách thức lớn, khi số lượng hành khách dự kiến sẽ tăng lên đến 8,2 tỷ người vào năm 2037.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Japan, Straitstimes, Yonhap & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top