ClockChủ Nhật, 22/07/2018 07:09

Nhật Bản tham vọng trở thành đất nước không bao giờ ngủ

TTH.VN - Với kỳ vọng hướng đến mục tiêu tăng số lượng khách du lịch nước ngoài lên 40% thành 40 triệu người vào năm 2020, chính phủ Nhật Bản bao gồm cả chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong nước đang triển khai mọi nỗ lực để phát triển cuộc sống về đêm của đất nước.

Truyền thông khu vực tăng cường hợp tác, xúc tiến du lịchTàu cao tốc "Hello Kitty" sắp lăn bánhADB: Du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các đảo quốc Thái Bình DươngPATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%New Zealand sắp áp thuế đối với du khách quốc tếNgành du lịch ở khu vực Caribbean tổn thất hàng tỷ USD do mưa bão

Nhật Bản tham vọng trở thành đất nước không bao giờ ngủ. Ảnh: Nikkei

Cung cấp những dịch vụ hấp dẫn là chìa khóa để thu hút du khách và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Cụ thể, Hiệp hội Du lịch thành phố Shibuya đã bắt đầu thiết lập các tour du lịch về đêm để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm cho du khách khi đến thành phố này.

Theo thống kê, số lượt khách nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2017 đạt mức 28,6 triệu người, với tổng giá trị chi tiêu kỷ lục lên đến 4,41 nghỉn tỷ Yen. Tuy nhiên, chi tiêu cho mỗi cá nhân lại chứng kiến mức giảm 1,3% xuống còn 154.000 Yen. Cùng với đó, hiện tượng bùng nổ sức mua của khách du lịch nước ngoài giàu có đến Nhật Bản, đặc biệt là du khách châu Á cũng đang dần hạ nhiệt. Do đó, việc đạt được mục tiêu 40 triệu du khách vào năm 2020 đòi hỏi giới chức nước này cần đề ra những ý tưởng mới mẻ, khả thi và đầy sáng tạo.

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) cho biết, tính đến năm 2016, chi tiêu du lịch của các du khách nước ngoài đến Nhật Bản đạt mức 1.276 USD/ người, thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Singapore, cùng lúc chỉ gần bằng 1/3 giá trị chi tiêu trung bình của du khách đến Australia vào khoảng 3.923 USD/người. Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Nhật Bản đang ngày càng khan hiếm các dịch vụ giải trí. Vấn đề này xuất hiện ngay tại các tỉnh thường xuyên là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài.

Nhằm nhanh chóng giải quyết rào cản của tiến trình phát triển du lịch Nhật Bản, vào tháng 12/2017, tập đoàn Seibu Holdings, Inc. tuyên bố sẽ kéo dài thời gian đóng cửa quán bar 39 tầng tại khách sạn nổi tiếng Shinagawa Prince từ 2h sáng thành 4h sáng. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai giờ hoạt động mới, ước tính số lượng khách hàng đã tăng lên 30% so với cùng kỳ năm 2016. Tận dụng đà phát triển, vào tháng  4/2018, ban quản lý khách sạn cũng mở rộng thời gian hoạt động dịch vụ chơi bowling để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách.

Ngoài ra, vào tháng 8 tới đây, chính quyền thành phố Chiba, phía đông Tokyo sẽ tổ chức một sự kiện kéo dài 2 đêm với sự tham gia của 50 nhà hàng, cơ sở kinh doanh mặt hàng ăn uống trên toàn thành phố. Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Chiba cũng tuyên bố sẽ tổ chức sự kiện “vũ trường thầm lặng” – nơi mọi người tham gia sẽ nhảy múa theo tiếng nhạc phát ra từ tai nghe, để cùng lúc không gây ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực dân cư xung quanh và kích thích sự tò mò của du khách.

Nhìn chung, giới chức Nhật Bản đã và đang hành động tối đa để khai thác tiềm năng kinh tế ban đêm của đất nước, với kỳ vọng chiến dịch sẽ thu hút nhiều khách du lịch, từ đó tăng chi tiêu du lịch trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top