ClockThứ Bảy, 23/06/2018 09:56

PATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%

TTH - Theo số liệu được công bố ngày 22/6/2018 của Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA), ước tính khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã chào đón khoảng hơn 59 triệu khách du lịch vào năm 2017.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộngADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộngHướng đến du lịch văn hoá bền vững ở các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong

Cùng sự phát triển trong du lịch ở khu vực GMS, Việt Nam đang dần khẳng định được chỗ đứng và vươn mình ra trường quốc tế. Ảnh: Ttrweekly

Xét về tổng thể, phong trào du lịch ở một số nước thành viên như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đều phát triển mạnh, nhất là khi số lượng du khách đến khu vực này chứng kiến mức tăng lên đến 13%, cùng lúc góp phần kích thích tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành du lịch châu Á – Thái Bình Dương đạt mức 5,8%.  Ngoài ra, so với 10 quốc gia trong khối ASEAN, thị phần du lịch của 5 nước GMS cũng chiếm một con số đáng kể vào khoảng 48,4%.

Theo PATA, mặc dù châu Á và châu Âu vẫn là hai khu vực có số lượng người dân chọn du lịch ở tiểu vùng sông Mekong nhiều nhất, song tính đến thời điểm hiện tại, dòng khách đổ về từ châu Âu đang có dấu hiệu giảm nhiệt và nhường chỗ cho du khách Hàn Quốc, Trung Quốc.

Thái Lan được xem là điểm đến ưa thích nhất với khả năng đón tiếp hơn 35 triệu người và theo sau là Việt Nam với khoảng 12,9 triệu lượt khách du lịch được thống kê vào năm 2017. Điều này thể hiện hai nước, nhất là Việt Nam đang dần thành công trong tiến trình xây dựng hình ảnh của một đất nước du lịch, đồng thời cũng từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Ttrweekly)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top